Nuôi cá rô phi xuất khẩu

Nguyễn Hùng     (TTKN Thanh Hóa) 30/08/2015 15:04

Những năm trước nông dân tỉnh Thanh Hóa nuôi cá rô phi với số lượng lớn, rất khó khăn thị trường đầu ra. Nếu muốn xuất khẩu, cá thương phẩm phải đạt kích cỡ từ 500g trở lên. Tuy nhiên, hiện nay người nuôi đã có thể hoàn toàn yên tâm bởi thị trường xuất khẩu cá rô phi khá ổn định và rộng mở.

Nuôi cá rô phi xuất khẩu

Hiện tại công ty XNK thuỷ sản Thanh Hoá đã mở rộng thị trưòng xuất khẩu sang châu Âu với các mặt hàng cá rô phi nguyên con và phi lê. Nhu cầu thu mua nguyên liệu số lượng hàng ngàn tấn/năm. Nghề nuôi cá rô phi thương phẩm ở Thanh Hoá có lúc tưởng chừng như đã là thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, do hạn chế về chất lượng con giống và đầu ra sản phẩm nên con cá rô phi đơn tính chưa thực sự phát huy hết thế mạnh. Nhằm tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích, đa dạng hoá đối tượng con nuôi cho vùng triều, xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu, Công ty XNK thuỷ sản Thanh Hoá đã đầu tư công nghệ, nuôi cá rô phi theo hình thức thâm canh, nuôi qua đồng và xuất khẩu thành công loại cá này. Kết quả nuôi của công ty cho thấy cá rô phi đơn tính có thể thích nghi tốt với khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi, góp phần đáng kể cho việc nâng cao thu nhập cho nông dân.

Cá rô phi là loại có thể sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 20 – 30oC, thích ứng với môi trường có độ muối rộng, vì vậy ngoài môi trường nước ngọt, có thể sống cả ở môi trường nước lợ và nước mặn với ngưỡng độ mặn lên tới 32 ‰, cá rô phi là loài ăn tạp. Những loại động vật phù du, mùn bã hữu cơ, côn trùng trong nước hay các loại bèo tấm, rau muống đều là thức ăn ưa thích của cá. Những đặc điểm đó đã tạo nên lợi thế cạnh tranh về điều kiện nuôi thả và giá thành sản phẩm của cá rô phi. Nhược điểm lớn nhất của loài cá này là tuổi thành thục sớm, sinh sản lần đầu khi cỡ cá còn rất bé, mắn đẻ và đẻ nhiều. Chính vì vậy hiện nay với công nghệ diệt tính cái đã mang đến cho người nuôi một loài cá rô phi đơn tính với ưu thế hơn hẳn. Một đặc điểm làm cho cá rô phi ít được người nuôi ở phía bắc lựa chọn đó là khả năng chịu lạnh kém về mùa đông. Nếu nhiệt độ dưới 150C cá thường bỏ ăn và chậm lớn.

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính dòng giúp do Công ty XNK thuỷ sản Thanh Hoá thực hiện trên diện tích gần 1ha. Mật độ thả là 6 con/m2, thời gian nuôi 5 – 6 tháng, tỷ lệ sống đạt trên 95%, năng suất ước đạt 40 tấn/ha, giá trị đạt trên 1 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt trên 100 triệu đồng/ha.

Điểm khác biệt vượt trội của mô hình do công ty XNK thuỷ sản triển khai là trong điều kiện mùa đông cá rô phi đơn tính vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Cá thương phẩm có kích cỡ đồng đều, trọng lượng trung bình đạt 300g trở lên.

Kỹ thuật nuôi cá rô phi qua đông giúp người nuôi có thể sản xuất 2 vụ trong năm, tạo sản phẩm cá trái vụ giá cao, tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên nuôi cá rô phi qua đông không dễ. Bởi nếu ao nuôi không đảm bảo độ sâu, quản lý môi trường kém, việc cá bị chết rét hay nhiễm bệnh rất dễ xảy ra.

Từ thành công của mô hình nuôi cá rô phi qua đông, công ty XNK thuỷ sản Thanh Hoá sẽ tiếp tục mở rộng vùng lên lên 500 ha, áp dụng quy trình nuôi thâm canh với mật độ cao, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất để nuôi cá sạch phục vụ cho xuất khẩu.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nuôi cá rô phi xuất khẩu

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO