Theo thống kê, số người bị đột quỵ ngày một tăng, thậm chí người trẻ tuổi bị đột quỵ cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có sự nhầm lẫn giữa đột quỵ và co giật. Các nghiên cứu y khoa chỉ ra, đột quỵ và co giật đều nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hoạt động não.
Đột quỵ là tổn thương não do việc cung cấp máu đến một vùng não bị gián đoạn, do tắc nghẽn động mạch hoặc do chảy máu vào mô não sau khi mạch máu bị vỡ. Khi một vùng não bị tổn thương do đột quỵ, một người có thể mất một số khả năng thể chất hoặc tinh thần vốn thường được kiểm soát bởi vùng bị tổn thương.
Co giật là một sự gia tăng đột ngột của hoạt động điện trong não, thường ảnh hưởng đến cách một người xuất hiện hoặc hành động trong một thời gian ngắn. Nó có thể gây ra các chuyển động cơ thể không kiểm soát được hoặc thay đổi ý thức của một người.
Với cơn đột quỵ, vùng não bị tổn thương sẽ hình thành mô sẹo và mô này có thể bắt đầu phát ra các tín hiệu điện bất thường. Hoạt động điện này có thể kích hoạt các cơn co giật dựa trên vị trí của nó. Vì vậy, tổn thương não do đột quỵ có thể dẫn đến co giật, động kinh. Trong hầu hết các trường hợp, co giật không ảnh hưởng đến lưu lượng máu lên não và do đó cơn co giật không gây ra đột quỵ.
Đột quỵ có 2 loại chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn nhiều so với đột quỵ do xuất huyết. Nó xảy ra do tắc nghẽn trong động mạch cung cấp máu cho não. Sự tắc nghẽn có thể là do cục máu đông đọng lại trong động mạch hoặc ngăn dòng máu chảy ở một trong các động mạch cảnh. Các động mạch này đưa máu từ hai bên cổ lên não. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ. Kết quả là máu rò rỉ vào các mô xung quanh. Dòng chảy của máu dừng lại ở điểm mà động mạch bị vỡ.
Nguyên nhân chính dẫn đến cơn co giật là do huyết áp cao. Các nguyên nhân khác bao gồm nắng nóng, nghiện rượu hoặc thuốc, vết rắn cắn và động kinh.
Các yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ là bệnh tim mạch, huyết áp cao và nhịp tim bất thường (chứng loạn nhịp tim). Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ còn bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh động mạch cảnh, tuổi cao, tiền sử gia đình mắc đột quỵ.
Trong khi yếu tố nguy cơ của co giật là động kinh, người có tiền sử gia đình bị rối loạn co giật cũng có thể làm tăng nguy cơ bị co giật. Co giật còn xảy ra với người từng bị chấn thương đầu, đột quỵ cũng có thể gây ra cơn co giật.
Tử vong do đột quỵ dễ xảy ra do ảnh hưởng của đột quỵ đến mạch, thân não khá lớn. Theo các chuyên gia, khoảng 11% những người bị đột quỵ không qua khỏi. Trong khi đó rất hiếm khi cơn co giật có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, chấn thương cơ thể xảy ra trong cơn co giật có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong.
Khi phát hiện ai đó có thể bị đột quỵ hoặc co giật, tốt nhất nên liên hệ y tế và cố gắng ở bên họ cho đến khi có sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Những người bị đột quỵ cần đến bệnh viện càng sớm, vì thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ rất quan trọng. Mọi người đừng cố gắng di chuyển hay cho uống bất cứ thuốc gì khi gặp một người đang nghi ngờ mắc đột quỵ hay co giật.