Ngày 27/9, tại Đồng Tháp, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ Vương Đình Huệ cùng với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì hội nghị sơ kết 3 năm tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) vùng ĐBSCL.
Quang cảnh hội nghị.
Gợi ý thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành, các Bộ ngành Trung ương tập trung thảo luận: Kết qủa sau 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu, xác định mục tiêu nhằm nâng cao giá trị gia tăng ra sao; rút ra bài học kinh nghiệm gì, tập trung vào các vấn đề như: nông nghiệp sạch, xanh, chất lượng cao; Trong tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, thực hiện tổ chức lại sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ra sao; Việc hình thành khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Việc tổ chức các mô hình liên kết trong sản xuất ra sao, đặc biệt là phát triển kinh tế tập thể; Việc đối phó với thách thức mới do tác động của BĐKH, sạt lở đất, lũ nhỏ, sụt lún tự nhiên; Nhìn nhận lại kết qủa xây dựng nông thôn mới trong 6 năm qua, hiệu qủa ra sao; Chính sách và tổ chức thực hiện có gì thuận lợi, vướng mắc; Việc liên kết vùng để phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định: 3 năm qua, thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao gía trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp đã khai thác tiềm năng, lợi thế qua đó đưa nông nghiệp thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế.
Đến nay 13/13 tỉnh, thành đã xây dựng đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, qua đó đã rà soát, xây dựng qui họach sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ giống để chuyển đổi 78.375 ha diện tích trồng lúa kém hiệu qủa sang trồng ngô, đậu tương, vừng, lạc, dưa, rau các loại, mang lại hiệu qủa kinh tế cao trung bình 20-30%. Có những mô hình ở các tỉnh cao từ 1,5-1,8 lần so với trồng lúa.
Các tỉnh, thành quan tâm lập kế hoạch sản xuất và cung ứng giống theo từng vụ, từng năm, đặc biệt là tạo ra những giống lúa ngắn ngày, thích hợp cho từng vùng, phù hợp với điều kiện tự nhiên khác nhau trong tình hình BĐKH. Toàn vùng đã nghiên cứu tạo chọn 25 dòng lúa triển vọng chịu được khô hạn, 5 giống lúa xuất khẩu.
Viện lúa ĐBSCL đã được Bộ công nhận 33 giống để sản xuất trong vùng ĐBSCL theo 4 chỉ tiêu: giống lúa có thể chịu được ngập mặn, nắng nóng, khô hạn, ngập úng. Các tỉnh, thành cũng đã đi đầu trong việc đổi mới phương thức sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn. Trong lĩnh vực chăn nuôi, các địa phương cũng đã chọn được vật nuôi chủ lực của từng vùng, tiểu vùng, hình thành vùng chăn nuôi trọng điểm dựa vào thế mạnh sẵn có.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, thủy sản cũng đã thực hiện tái cơ cấu trong đó chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tạo ra giá trị gia tăng. Để thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, các tỉnh, thành chú ý nâng cao hiệu qủa quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, triển khai thực hiện các mô hình canh tác tiên tiến: lúa, tôm, lúa – cây ăn trái,…
Đối phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trong tình hình BĐKH hiện nay, Bộ NN-PTNT đang đầu tư các công trình thủy lợi trọng điểm ngăn mặn, trữ ngọt, bố trí kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, thông tin kịp thời đến người dân và chủ động thực hiện các giải pháp như: đắp đập tạm, nạo vét kênh mương, bơm chuyền nước tại các nơi thiếu nước ngọt để người dân ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, các tỉnh, thành đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành 1.200 HTX nông nghiệp, chiếm 11,5% HTX nông nghiệp cả nước, tăng 321 HTX/năm trong đó HTX lọai giỏi, khá chiếm 35%. Mỗi tỉnh cũng có 1.367 tổ hợp tác trong đó Cà Mau là tỉnh có số lượng tổ hợp tác nhiều nhất trong vùng. Các HTX, tổ hợp tác hình thành các mô hình liên kết sản xuất giữa nông dân vối nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp; hình thành mô hình kinh tế trang trại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap nâng cao giá trị gia tăng.
Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn vùng có 1.284 xã thực hiện chương trình mục tiêu QG XD NTM, chiếm 14% tổng số xã của cả nước trong đó có 259 xã đạt 19 tiêu chí, đã công nhận 240 xã NTM. Hạ tầng nông thôn nhất là giao thông, điện, trường học, trạm y tế, mức sống người dân cải thiện rõ rệt. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3%.
Các đại biểu các tỉnh, thành, các Bộ ngành Trung ương, các nhà khoa học, nhà quản lý tham gia thêm nhiều ý kiến cụ thể nhằm nhận diện đúng thực trạng các vấn đề nóng trong tái cơ cấu nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề cơ cấu lại phát triển nông nghiệp trong diều kiện BĐKH, thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh; liên kết hợp tác sản xuất, chế biến nông sản chủ lực theo chuỗi giá trị của vùng và kế hoạch hợp tác liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười; nâng cao hiệu qủa sản xuất để có nguồn lực xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân. Các đại biểu cũng kíến nghị về chủ trương, chính sách để thực hiện tái cơ cấu, đẩy mạnh liên kết vùng, gắn sản xuất với tiêu thụ, tăng cường đầu tư vốn cho vùng ĐBSCL thực hiện các mục tiêu của tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại hội nghị.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khen về việc nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều mô hình sản xuất giá trị cao trong nông nghiệp như mô hình của Tập đoàn Lộc Trời (An Giang).
Phó thủ tướng khẳng định: Sau 3 năm tái cơ cấu, hiệu qủa sản xuất có tăng. Một số lọai cây ăn trài, rau màu tăng, hiệu qủa kinh tế tăng. Năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế và thu nhập của nông dân tăng cao hơn. Hiệu quả tái cơ cấu tạo ra bức tranh mới, hiệu qủa với mục đich đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao suất lao động, hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tái cơ cấu cần làm dài hơi, chú trọng phát triển nông nghiệp cao, nông nghiệp sạch, xanh, nông nghiệp thông minh, hiên đại. Các tỉnh, thành cần có giải pháp đồng bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn công nghiệp với nông nghiệp, nông nghiệp với dịch vụ, gắn kinh tế hộ với các mô hình kinh tế hợp tác, liên kết phát triển theo vùng trong đó có liên kết tiểu vùng; sản xuất theo chuỗi giá trị giống, canh tác, qui họach, thu họach, sau thu họach, chế biến, đóng gói, tiêu thụ.
Tuy nhiên, 3 năm qua, toàn vùng chuyển đổi đất trồng lúa chỉ mới hơn 78.000 ha so với 1,6 triệu ha là qúa ít. Khi chuyển đổi cần qui họach sản xuất, khảo sát chắc chắn trồng cây gì, con gì, chú ý qui họach thủy lợi gắn với BĐKH. Cần qui họach sản xuất, khảo sát chắc chắn trồng cây gì, con gì, chuyển đổi bao nhiêu.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Không nhất thiết các tỉnh, thành xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao mà nên đầu tư khoa học công nghệ ứng dụng để dân tiếp cận ứng dụng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chứng kiến lễ ký kết giữa 3 tỉnh tiểu vùng Đồng Tháp Mười.
Sau hội nghị này, Bô NNPTNT cần tập hợp kịch bản về BĐKH, rà soát qui họach phát triển nông nghiệp và tái cơ cấu ở ĐBSCL theo đặc điểm từng vùng mặn, ngọt, lợ.
Đề nghị Bộ NN-PTNT chủ trì phối hợp với các tỉnh xây dựng sản phẩm chủ lực về sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp.
Cần chọn lọc sản phẩm độc đáo của địa phương, có đề án phát triển; đẩy mạnh kinh tế hợp tác; chú ý liên kết vùng, tiểu vùng.
Từ mô hình ký kết liên kết giũa 3 tỉnh tiểu vùng Đồng Tháp Mười, 4 tỉnh vùng Tứ giác Long Xuyên cũng sẽ bàn vế hướng liên kết phát triển. 4 tỉnh vùng bán đảo Cà Mau cũng phải tính đến ký kết liên kết và tái cơ cấu.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan các sản phẩm chủ lực của Đồng Tháp.