Trận đại hỏa hoạn ở Boston năm 1872 không giống với bất cứ thảm hoạ nào mà thành phố này từng chứng kiến trong lịch sử.
Trong suốt thế kỷ 19, nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ đã phải trải qua những trận hỏa hoạn kinh hoàng và mặc dù có cơ hội học hỏi lẫn nhau, nhưng thường có rất ít hành động thực tế để ngăn chặn những thảm họa tiếp theo ở các thành phố khác.
Ngọn lửa thiêu rụi từ khu vực Common đến tận bờ sông, trực tiếp tạo ra lượng chất thải khổng lồ cho thành phố. Mặc dù từ đống tro tàn vươn lên, thời điểm hiện tại là khu tài chính của Boston, thành phố đã vĩnh viễn bị thay đổi bởi ngọn lửa.
Đối với một số người, trận đại hoả hoạn ở Boston năm 1872 là một lời cảnh tỉnh để thúc đẩy chính quyền tìm cách bảo vệ các thành phố trên khắp nước Mỹ khỏi ngọn lửa. Nhưng bất chấp những nỗ lực, một quy chuẩn xây dựng phòng cháy đã không xuất hiện trong suốt 30 năm sau, cho tới trận đại hỏa hoạn ở Baltimore năm 1904. Dưới đây là những sự thật bi thảm về trận đại hỏa hoạn ở Boston năm 1872.
Boston những năm 1870
Vào giữa thế kỷ 19, tốc độ phát triển đô thị ở Boston tăng chóng mặt, buộc thành phố phải chạy đua theo kịp thời đại. Đường bờ biển Boston được mở rộng vào đầu thế kỷ 19 và đến năm 1870, việc cải tạo lại Vịnh Back đã trực tiếp đẩy lên bãi rác lớn nhất trên thế giới. Phần lớn sự phát triển đô thị Boston đều bắt nguồn từ sự giàu có trong thời kỳ thuộc địa từ việc buôn bán đường, rượu rum và làm nô lệ.
Các thành phố lớn như Boston, New York, St. Louis, Buffalo và Chicago đều được ghi nhận đã tăng dân số sau cuộc Nội chiến. Ranh giới của các thành phố cũng đã thay đổi ít nhiều thông qua việc sáp nhập sau Nội chiến.
Nhưng khi thành phố ngày càng phát triển, những con phố chật hẹp của Boston ngày càng trở nên đông đúc, ngột ngạt với những tòa nhà cao ốc. Và mặc dù đối mặt với sự phát triển nhanh chóng, một số hạng mục, như đường ống dẫn nước, vẫn chưa được nâng cấp, theo Hiệp hội Lịch sử Hỏa hoạn Boston. Và khi dịch cúm ngựa lây lan qua các cộng đồng ngựa ở Mỹ, các thành phố như Boston đã phải tự gồng gánh theo cách mà họ đã không làm trong nhiều năm.
Từ tầng hầm một nhà kho
Ngọn lửa trận đại hỏa hoạn ở Boston bắt đầu vào khoảng 7 giờ tối tại tầng hầm của một cửa hàng bán đồ khô tại số 83-85, Phố Summer, phía trung tâm thành phố Boston ngày 9/11/1872. Mặc dù nguyên nhân thực sự của đám cháy vẫn còn là một ẩn số, nhưng người ta tin rằng, ngọn lửa bắt nguồn từ tia lửa than phía trong một lò hơi đốt cháy vật liệu khô dưới tầng hầm.
Theo Hiệp hội Lịch sử New England, ngọn lửa đã bùng lên qua trục thang máy bằng gỗ nằm ở trung tâm tòa nhà, khiến ngọn lửa nhanh chóng lan rộng và chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ, tòa nhà đã hoàn toàn chìm trong biển lửa.
Chẳng bao lâu sau, ngọn lửa đã lan qua toàn bộ khu thương mại. Lịch sử Nhật báo viết rằng, vào nửa đêm, ngọn lửa đã bao trùm một khu vực rộng năm dãy nhà, và vào đầu giờ sáng đã đến tận bờ sông. Ngọn lửa đã trở nên nóng đến nỗi một số tòa nhà “thực sự bị tan chảy thay vì đốt cháy”.
Theo Thư viện Công cộng Boston, các nhân viên cứu hỏa thậm chí đã được điều đến từ các bang lân cận của New England như Connecticut và New Hampshire để giúp dập lửa. Và ngọn lửa lớn đến nỗi ngay cả những thủy thủ trên bờ biển Maine cũng có thể nhìn thấy đám cháy.
Làm thế nào đám cháy lan rộng?
Có một số yếu tố đã góp phần làm cho đám cháy ở Boston lan nhanh đến như vậy. Theo đó, những mái nhà bằng gỗ, vốn phổ biến trong khu vực, đã trở thành ‘con mồi béo bở’ cho đám cháy. Ngoài ra, do đường phố chật hẹp, đám cháy thuận lợi có khả năng lan rộng vô cùng dễ dàng từ đường này sang đường khác. Thậm chí, ngọn lửa cũng có thể đã lan nhanh từ mái nhà này sang mái nhà khác do số hàng hóa khô dễ cháy trên gác mái của các thương gia.
Lịch sử đã đề cập đến đám cháy như một ‘cơn bão ảnh hưởng hoàn hảo’. Ngoài những con phố chật hẹp và những tòa nhà bằng gỗ, vấn đề về đợt bùng phát dịch cúm ngựa thời điểm đó đã giết chết vô số con ngựa vào cuối thế kỷ 19. Tạp chí Smithsonian viết rằng, với những con ngựa quá ốm yếu để có thể kéo thiết bị, các nhân viên cứu hỏa ở Boston đã phải tự mình kéo những toa xe máy bơm nặng nề.
Hộp báo cháy của Boston
Một tính năng đặc biệt của hệ thống báo cháy Boston thời điểm đó cũng đã góp phần gây ra trận đại hỏa hoạn Boston. Mặc dù thành phố đã lắp đặt các hệ thống báo cháy vào năm 1852, nhiều tờ báo viết rằng các hộp báo cháy đã bị khóa lại do vấn đề báo động giả. Kết quả là, chỉ có một số công dân trong mỗi khu phố được tin cậy giao giữ chìa khóa.
Thật không may, vào buổi tối mà đám cháy lớn ở Boston bùng nổ, không ai có thể tìm thấy những người nắm giữ chìa khóa. Do đó, chuông báo cháy đã không kêu cho đến khoảng 7 giờ 25 phút tối, và phải đến 8 giờ tối các xe chữa cháy của Boston mới đến được tòa nhà đang cháy.
Mặc dù tất cả 21 đội cứu hỏa trên khắp thành phố đã được điều đến nơi, tuy nhiên họ đã nhanh chóng nhận ra rằng ngọn lửa đang bùng cháy ngoài tầm kiểm soát. Sở Cứu hỏa Boston khi đó đã cố gắng điện báo để được giúp đỡ, nhưng phải mất một thời gian để nhận được sự hỗ trợ do các văn phòng điện báo đã đóng cửa vào buổi tối.
15 giờ cùng ngọn lửa
Đám cháy đã kéo dài hơn 15 giờ đồng hồ, thậm chí một số báo cáo còn cho rằng ngọn lửa đã kéo dài tới 17 giờ. Kỹ sư trưởng của thành phố Boston, ông John Damrell, trong một bài phát biểu sau đó đã tuyên bố rằng, trận đại hỏa hoạn ở Boston là “sự chung tay tuyệt vời nhất từ các lực lượng cứu hỏa vì ưu thế vượt trội so với những gì từng được ghi chép trong biên niên sử của thành phố”.
Do đám cháy chủ yếu nằm trong các khu thương mại nên nhiều người dân đã tràn ra ngoài đứng xem ngọn lửa bốc cháy. Ước tính rằng, đã có khoảng 100.000 người dân đổ tới xem trận đại hỏa hoạn ở Boston.
Ngoài những khán giả, các con phố cũng trở nên chật kín những thương nhân đang cố gắng cứu sống hàng hóa. Trong cuốn sách của mình, “Trận đại hỏa hoạn Boston”, Stephanie Schorow viết rằng, xem đám cháy thực sự là một hình thức giải trí phổ biến vào thời điểm đó. Trong đêm, đám cháy đã tạo ra một bầu không khí giống như lễ hội, nhiều khán giả say rượu trố mắt khi chứng kiến các tòa nhà bị cháy. Một cửa hàng bán rượu thậm chí đã bắt đầu phát đi những chai rượu vì lo sợ chúng sẽ bị đốt cháy bởi ngọn lửa.
Bất chấp những nỗ lực hết mình của các nhân viên cứu hỏa, khu thương mại của Boston, kéo dài từ Phố Washington đến khu Cảng Boston, thậm chí kéo dài tới giữa Phố Summer và Phố Milk, cuối cùng vẫn bị ngọn lửa thiêu rụi hoàn toàn.
Ngọn lửa lớn nhất Boston
Tổng cộng, khoảng 30 người đã thiệt mạng trong trận đại hỏa hoạn ở Boston, trong đó có 11 lính cứu hỏa, mặc dù con số thương vong chính xác vẫn chưa được tiết lộ. Vào thời điểm lực lượng cứu hỏa dập tắt được ngọn lửa lúc trưa ngày 10/11, gần 800 tòa nhà thương mại đã bị phá hủy.
Ngọn lửa cuối cùng đã được dập tắt tại Phố State trong nỗ lực của các nhân viên cứu hỏa khi cứu Ngôi nhà Old State. Động cơ chữa cháy hơi nước Kearsarge đến từ Portsmouth, New Hampshire cũng được cho là đã cứu sống ngôi nhà này.
Với diện tích thiệt hại trải dài 26 ha, trận đại hỏa hoạn Boston là đám cháy lớn nhất thành phố từng chứng kiến và là một trong những vụ cháy gây tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ. Theo Hiệp hội Lịch sử New England, thiệt hại do vụ cháy gây ra lên tới con số hơn 1 tỷ USD. Phần nhiều giống với đám cháy lớn ở Chicago dẫn đến mức thiệt hại trị giá hơn 3 tỷ USD ngày nay.
Với các tòa nhà và nguyên vật liệu bị phá hủy, hàng trăm cơ sở kinh doanh đã bị hủy hoại và hàng nghìn người rơi vào cảnh thất nghiệp, rất nhiều cư dân bị mất nhà cửa. Một số công ty bảo hiểm thậm chí đã phá sản do cố gắng bù đắp những tổn thất do hỏa hoạn. Tuy nhiên, việc xây dựng lại đã bắt đầu gần như ngay lập tức và những khu vực bị hư hại nặng nề được xây dựng lại chỉ trong vòng một năm.
Lịch sử lặp lại
Trận đại hỏa hoạn Boston năm 1872 có rất nhiều điểm tương đồng với Đám cháy lớn Chicago, ngọn lửa đã tàn phá thành phố miền trung phía Tây nước Mỹ chỉ một năm trước đó. Giống như Boston, Chicago cũng có nhiều tòa nhà bằng gỗ nằm chen chúc nhau trên khắp đường phố. Thành phố New York cũng từng chứng kiến trận Đại hỏa hoạn vào năm 1835, phá hủy 700 tòa nhà, hầu hết là các tòa nhà thương mại, khiến hàng nghìn người thất nghiệp. Đây cũng không phải là trận Đại hỏa hoạn duy nhất mà Boston từng chứng kiến.
Trận đại hỏa hoạn năm 1787 được coi là một trong những đám cháy lớn nhất lịch sử thành phố khi phá hủy tới 100 tòa nhà ở phía nam. Thủ đô London cũng từng phải đối mặt với ngọn lửa của chính mình giữa thời kỳ phát triển đô thị chóng mặt thế kỷ 17.
Theo cuốn sách “Về chủ nghĩa tư bản và sự bất bình đẳng” của Robert U. Ayres, cả đám cháy lớn ở Chicago năm 1871 và trận đại hỏa hoạn ở Boston năm 1872 đều đã góp phần vào cuộc suy thoái kéo dài sau cơn hoảng loạn năm 1873.