Xã hội

Thanh Hoá: Người dân dọn dẹp nhà cửa, lo ô nhiễm nguồn nước khi lũ rút

Đình Minh 16/09/2024 16:53

Là huyện bị ngập nặng nhất tại Thanh Hóa, lúc cao điểm, Thạch Thành có gần 400 hộ dân bị lụt. Sau khi nước rút, người dân ở đây tích cực dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống.

img_0419.jpg
Theo ghi nhận của PV, từ chiều 15/9 đến sáng 16/9, tại khu phố Ngọc Bồ (thị trấn Kim Tân) - nơi trước đó có 100 hộ dân bị ngập lụt, hiện mực nước đã rút, các hộ dân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa để trở lại sinh hoạt bình thường. Ảnh: Đình Minh
img_0393.jpg
Tranh thủ ngày nắng lên, nước rút, bà Chu Thị Vân (trú khu phố Ngọc Bồ) đưa đồ đạc trong nhà ra sân để dọn rửa, đồng thời, quét dọn đất bùn bám trên sàn nhà ra ngoài. 'Trận lụt này kéo dài đúng 1 tuần, mực nước lúc cao nhất đến ngang nhà khiến gia đình bị thiệt hại nhiều hoa màu trồng sau vườn và cá trong ao bị tràn ra ngoài', bà Vân nói. Ảnh: Đình Minh
img_0399.jpg
Những ngày sống trong biển nước, bà Vân cho biết gia đình được chính quyền tiếp tế nhu yếu phẩm để sử dụng. Đồng thời, khi nước rút, cũng có lực lượng chức năng đến hỗ trợ dọn rửa, giúp gia đình bớt vất vả. Ảnh: Đình Minh
img_0373.jpg
Bà Đinh Thị Thùy (trú khu phố Ngọc Bồ) cho biết: Trước khi nước dâng, gia đình đã kịp di dời tivi, tủ lạnh... lên vị trí cao hơn nên không thiệt hại nhiều về tài sản. 'Lần ngập này chúng tôi bị mất điện 4 ngày, lương thực tích trữ dùng không đủ. Cũng may, có sự hỗ trợ của chính quyền, rồi các đoàn thiện nguyện phát mì tôm, sữa, nước uống nên gia đình đã bình an qua cơn ngập lụt', bà Thùy nói. Ảnh: Đình Minh
img_0383.jpg
Sau lũ, vấn đề bà Thùy cũng như nhiều hộ dân ở khu phố Ngọc Bồ lo lắng nhất là nước sạch. Là bởi vì, người dân nơi này chủ yếu dùng nước giếng khoan, giếng đào, khi nước sông Bưởi dâng cao, đã hòa lẫn nước sông vào nước giếng, gây ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: Đình Minh
img_0387.jpg
Để xử lý bài toán này, Trung tâm y tế huyện Thạch Thành đã cấp phát hơn 125kg Cloramin B, 100kg phèn chua, 16 lít hóa chất phun khử khuẩn cùng các trang thiết bị cho 8 xã, thị trấn có nhiều hộ dân bị ngập lụt triển khai làm vệ sinh môi trường. Ảnh: Đình Minh
img_0416.jpg
img_0411.jpg
Vụ này, gia đình bà Vũ Thị Nhàn ở khu phố Ngọc Bồ trồng 3 sào mía gần nhà, đang chờ để thu hoạch. Tuy nhiên, khi lũ tới, đã nhấn chìm toàn bộ diện tích mía. '1 tuần bị lụt, cộng với việc nước đang rút từ từ nên rễ của mía dễ bị thối. Theo tính toán, nếu còn sống, số mía này sẽ giảm năng suất đến hơn 50%', bà Nhàn tâm sự. Ảnh: Đình Minh
img_0389.jpg
img_0406(1).jpg
Theo ghi nhận, đến sáng 16/9, trên địa bàn thị trấn vẫn còn gần 20 nhà dân bị ngập lụt. Ảnh: Đình Minh
fb_img_1726454676221.jpg
fb_img_1726454632301.jpg
Để giúp người dân nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường, lực lượng Công an, bộ đội, dân quân tự vệ, đoàn viên thanh niên ở huyện Thạch Thành đã được huy động để dọn dẹp nhà cửa giúp người dân trong vùng bị ngập lụt.
img_0385(1).jpg
img_0410.jpg
Đối với các hộ dân vẫn còn trong diện ngập lụt, chính quyền huyện Thạch Thành tiếp tục hỗ trợ nhu yếu phẩm, đảm bảo không hộ dân nào bị thiếu đói. Ảnh: Đình Minh

Theo Ban chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh Thanh Hóa: Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ, trên địa bàn tỉnh đã có 1 người chết, 2 người bị thương do bị cây đổ vào người khi tham gia giao thông. Mưa gió lốc làm 299 căn nhà bị thiệt hại. Trong đó, nhà bị thiệt hại hoàn toàn 2 nhà; nhà bị thiệt hại rất nặng 1 nhà, nhà bị thiệt hại nặng 18 nhà, nhà bị thiệt hại một phần 278 nhà.

Thiệt hại về lúa là 2.728,99 ha; 607,97ha hoa màu, rau màu; trên 1.390 ha cây hàng năm, 66,35 ha cây lâu năm, 2,3 ha và 520 cây ăn quả, 60,11ha cây lâm nghiệp; 41,8 ha cây công nghiệp... bị đổ gãy; 234,49 ha diện tích nuôi cá truyền thống, 52m3 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại.

Mưa bão đã làm cho 391,8m kênh mương bị sạt lở, hư hỏng; 85 guồng dẫn nước bị cuốn trôi; 3 đập dâng bị hư hỏng; 2.967m bờ sông, bờ suối bị sạt lở; 2 cầu bị hư hỏng...Theo ước tính giá trị thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá khoảng 305 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thanh Hoá: Người dân dọn dẹp nhà cửa, lo ô nhiễm nguồn nước khi lũ rút