Xã hội

'Thủ phủ' cá chép đỏ xứ Thanh vào vụ Tết

Đình Minh 31/01/2024 09:48

Thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) được xem là thủ phủ cá chép đỏ lớn nhất xứ Thanh. Vào dịp cận ngày ông Táo, người dân nơi đây lại nô nức đua nhau kéo, vớt cá phục vụ bà con trong và ngoại tỉnh.

W_20240130163336_img_5385.jpg
Cứ đến ngày 20, 21, 22 tháng Chạp (Âm lịch) hằng năm, người dân tại 'thủ phủ' cá chép đỏ Tân Phong lại hối hả thu hoạch cá để bán cho thương lái, mang đi tiêu thụ. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130172349_img_5432.jpg
Anh Nguyễn Anh Điệp (trú phố Bái Trúc) cho biết, năm nay, gia đình anh nuôi khoảng 3 tấn cá tại 11 lồng nuôi để phục vụ ngày ông Công, ông Táo. Tính đến hiện tại, đàn cá đã nuôi được hơn 3 tháng, chi phí bỏ ra là khoảng 120 triệu đồng để mua giống và thức ăn cho cá. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130172353_img_5433.jpg
Với giá bán hiện tại là 80 - 100 nghìn đồng/kg, anh Điệp ước tính, năm nay, có thể thu về trên 150 triệu đồng, trừ hết chi phí cũng lãi được khoảng 30 - 50 triệu đồng. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130173126_img_5476.jpg
Theo người dân tại đây cho biết, việc xuất bán cá vào ngày nào thường do yêu cầu của thương lái. Nguyên do là bởi, từ trước đó khoảng 15 ngày cho đến 1 tháng, thương lái các nơi đã về cọc tiền và cũng đã chốt hàng. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130172652_img_5457.jpg
Cá vớt lên từ các ô nuôi sẽ được đưa ngay vào chậu. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130173542_img_5496.jpg
Sau đó được cân lên. Ảnh: Đình Minh
W_20240130173212_img_5483.jpg
Rồi bỏ vào bao. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130173224_img_5485.jpg
Tiếp đó sẽ được đóng gói kỹ càng để chờ thương lái tới lấy. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130173012_img_5472.jpg
Thương lái gọi điện giục liên tục, khiến nhiều hộ dân phải huy động thêm nhân lực để 'đóng gói' cá chép đỏ. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130162249_img_5341.jpg
Trong quá trình nuôi, ao lúc nào cũng phải giữ sạch sẽ, bật guồng tạo ôxy 24/24h. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130172500_img_5443.jpg
Cùng với đó, cứ 15 ngày phải sát trùng và rắc men vi sinh vào ao 1 lần để tạo cho nước có màu xanh thẫm. Có như vậy thì cá mới tránh được nhiễm khuẩn và có màu đỏ đẹp mắt. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130163152_img_5378.jpg
Thức ăn của cá chép đỏ hiện tại khá đắt so với mọi năm. Ảnh: Đình Minh
W_20240130165857_img_5396.jpg
Theo các hộ nuôi, giá trị kinh tế từ nghề nuôi cá chép truyền thống không cao, nhưng họ vẫn duy trì nhằm lưu giữ lại một làng nghề truyền thống mà cha ông để lại. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130162528_img_5357.jpg
Cá chép ở thị trấn Tân Phong được ưa chuộng bởi cá có màu đỏ tươi, khác với cá nơi khác là đỏ thẫm và nhạt màu.
W_20240130162636_img_5359.jpg
Tổ dân phố Bái Trúc đang có gần 400 hộ dân duy trì nghề nuôi cá chép truyền thống. Ảnh: Đình Minh.
W_20240130173537_img_5494.jpg
Đầu mối tiêu thụ cá chép phục vụ Tết ông Công, ông Táo, không chỉ trong tỉnh mà cung ứng cho các đầu mối đặt hàng ở khu vực các tỉnh Bắc miền Trung từ Thừa Thiên Huế trở ra. Ảnh: Đình Minh
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    'Thủ phủ' cá chép đỏ xứ Thanh vào vụ Tết