Ngay trước khi Chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” lần đầu tiên chính thức ra mắt tại Baara Land - Tổ hợp vui chơi và văn hoá toạ lạc tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và nhận được nhiều lời khen ngợi từ báo giới, đạo diễn Việt Tú đã có những phát ngôn gây “sốc”, tạo ra nhiều hiệu ứng tiêu cực đối với chương trình. Trước khi vở “Tinh Hoa Bắc Bộ” được xây dựng, vào tháng 6 năm 2017, báo giới đã được tới dự chương trình ra mắt chương trình “Ngày xưa” của đạ
Một hình ảnh trong vở diễn “Tinh Hoa Bắc Bộ”, nhiếp ảnh gia Na Sơn.
“Ngày xưa” là sản phẩm mà CTCP Tuần Châu Hà Nội đã ký hợp đồng “đặt hàng” CTCP Đầu tư Tổng hợp Truyền thông DS” (Công ty DS), vào năm 2015, do Đạo diễn Việt Tú làm Tổng giám đốc, việc tư vấn, thiết kế mỹ thuật, dàn dựng chương trình dự án trình diễn thực cảnh.
“Ngày xưa” được tạm hiểu là “Thuở ấy. Xứ Đoài” - thực ra đó là tên của sân khấu thực cảnh, không phải tên vở diễn cho “Công ty TCHN”.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 31/10/2017, đạo diễn Việt Tú cho rằng, với tư cách tác giả, anh đã bàn giao vở diễn cho nhà đầu tư, “Vở diễn của tôi được ra mắt vào tháng 6 năm 2017, được cấp bản quyền từ tháng 8 năm 2016, điểm đặc sắc nhất của vở diễn bao gồm: tôi lấy thực cảnh thiên nhiên làm sân khấu biểu diễn, khung cảnh làng quê Bắc Bộ tái tạo nguyên gốc, 140 nông dân biểu diễn trên mặt nước, nhà thuỷ đình 10 tấn nhô lên từ mặt hồ…”
Và đạo diễn Việt Tú có sự so sánh với “Tinh hoa Bắc Bộ”: “Một vở diễn tương tự tính chất, xuất hiện sau đó 4 tháng, dùng lại hình thức thể hiện, chất liệu văn học, quy hoạch không gian bao gồm những gì hiện hữu…”
Bên cạnh đó, đạo diễn Việt Tú còn nói: “Tôi có thể khẳng định rằng hiện tại dự án của ông Tuyển hay nói chính xác là công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội vẫn đang nợ tôi tiền, mà họ nợ không chỉ tôi mà các nghệ sĩ khác…”
Sau đó, trên nhiều báo khác, đạo diễn Việt Tú tiếp tục khẳng định các vấn đề trên, từ đó, gây nhiều tranh luận. Trên mạng xã hội, một số nhà báo, nghệ sĩ đã “quy chụp” khi chỉ mới nhận được thông tin từ đạo diễn Việt Tú đưa ra, và viết những lời ác ý nhắm vào chủ đầu tư của dự án nghệ thuật này, đồng thời bày tỏ sự “thương cảm” với đạo diễn Việt Tú.
Vậy, sự thực phía sau đó là gì?
Từ phía các nhà đầu tư, có thể dễ dàng nhận thấy, việc bỏ tiền đầu tư cho một dự án nghệ thuật, mời một đơn vị thiết kế dàn dựng, tương tự với chuyện chủ nhà có một mảnh đất, thuê kiến trúc sư thiết kế và thi công các hạng mục liên quan đến hạng mục nội, ngoại thất ngôi nhà, thì đương nhiên, chủ sở hữu các phần thiết kế và thi công ấy, phải là thuộc về chủ nhà. Còn kiến trúc sư nếu muốn, có thể ghi tên dưới bản vẽ, là anh ta đã làm ra sản phẩm này.
Vậy Đạo diễn Việt Tú, sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư năm 2015 để thực hiện các công việc, thì năm 2016, đã tự ý đi đăng kí giấy chứng nhận tác giả cho vở “Ngày xưa” này với hai hạng mục: tác giả: Nguyễn Việt Tú và chủ sở hữu là công ty DS. Và đến tháng 6 năm 2017, khi chương trình “Ngày xưa” đang được tập dượt diễn thử, đạo diễn Việt Tú một lần nữa không thông qua nhà đầu tư, mà tự tổ chức buổi gặp gỡ báo chí công bố chương trình “Ngày xưa”, và được thay đổi dưới cái tên “Thuở ấy xứ Đoài”. (Tên chính xác là “Thuở ấy. Xứ Đoài”, do chủ đầu tư đặt cho sân khấu thực cảnh).
Theo phát ngôn chính thức từ phía nhà đầu tư ngày 6/11/2017:
“Điều này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền tài sản của “Công ty TCHN”.
Đồng thời, “Trong quá trình triển khai, “Công ty TCHN” đã chi phí nhiều chục tỷ đồng cho chương trình này. Đồng thời, cũng đã thanh toán đầy đủ thù lao theo hợp đồng cùng các chi phí phát sinh khác đã được hai bên thống nhất cho “Công ty DS”.
Về bản chất, đây là hoạt động sáng tác Tác phẩm sân khấu dựa trên ý tưởng và theo yêu cầu của Chủ đầu tư - “Công ty TCHN”. Do đó, “Công ty TCHN” là Chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm sân khấu này, theo quy định tại khoản 2 điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ”.
Và trên thực tế, công ty DS chưa bàn giao chương trình cho chủ đầu tư.
Đứng trước những phát sinh tiêu cực không mong muốn từ phía công ty DS, do chủ đầu tư là CTCP Tuần Châu Hà Nội đã ký một hợp đồng khác với để thực hiện một chương trình mới khác, “đặt hàng” Đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam, để tiếp tục ý tưởng xuất phát từ tâm huyết của chủ đầu tư mong muốn tạo ra được một sản phẩm văn hoá - du lịch, chuyển tải những hình ảnh đầy tự hào về văn hoá, phong tục tập quán, vốn nhân văn, đặc sắc, với bề dày truyền thống hàng nghìn năm của con người Việt Nam nói chung và Bắc Bộ nói riêng đến với công chúng trong nước và quốc tế từ năm 2007.
Theo đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam, khi trả lời báo chí về vấn đề này, đã chia sẻ, không phải lúc này anh mới bị “tố” về vấn đề bản quyền “Tinh Hoa Bắc Bộ”, mà sự “tố” này đã xảy ra cách đây hơn ba tháng.
Từ khi dàn dựng, đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam đã nhận hàng chục email và văn bản luật “hù doạ” ở nhiều cấp độ và bị tố cáo tới các Cục bản quyền tác giả, các sở VH – TT &DL từ Hà Nội đến TP HCM:
“Thậm chí, phía đạo diễn cũ còn trực tiếp gửi văn bản, gọi điện, nhắn tin trấn áp các đồng nghiệp trong giới, đối tác của tôi phụ trách về biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế lập trình ánh sáng, các đơn vị thiết kế và thi công sân khấu”.
Trong văn bản giải trình về kịch bản chương trình “Tinh Hoa Bắc Bộ” theo yêu cầu của Cục bản quyền Tác giả, đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam đã chứng minh sự khác nhau của hai kịch bản dựa trên văn bản kịch bản thực tế. Ngoài ra, đạo diễn cho biết, anh đã xem trọn vẹn chương trình “Ngày xưa” với ý tưởng chủ đạo là “Người rối, Rối người”, dựa trên các tích rối nước dẫn dắt từ đầu đến cuối và hàm lượng tích rối nước chiếm toàn bộ chương trình.
Có những đặc điểm chung phải có trong chương trình, đó là sân khấu thực cảnh trên nước, diễn viên phải là quần chúng địa phương, sử dụng chất liệu dân gian của văn hoá dân tộc… đó cũng là ý tưởng chủ đạo ban đầu của nhà đầu tư từ năm 2007. Trên thế giới, đây không phải là một sự mới mẻ bởi một số quốc gia đã thực hiện các chương trình với những yếu tố trên.
Ngoài ra, khi làm tác phẩm để biểu diễn trên đất Chùa Thầy với những người dân của đất Chùa Thầy, câu chuyện về Thiền sư Từ Đạo Hạnh dĩ nhiên được sử dụng bởi đó. Thiền sư Từ Đạo Hạnh tục gọi đức Thánh Láng, là danh tăng nổi tiếng và gắn với rất nhiều câu chuyện linh dị huyền thoại. Ông được coi là người mở đầu cho tín ngưỡng giao hoà giữa Phật Giáo Việt Nam và tín ngưỡng thờ Thánh Tổ. Sau khi viên tịch, dân chúng đã được lập đền thờ tại chùa Thiên Phúc (chùa Thầy) tại Sài Sơn.
Tất cả đặc điểm trên, bao gồm cả mô hình thuỷ đình, cũng thuộc về văn hoá dân tộc và không thể được sở hữu bản quyền một cá nhân nào.
Còn cách diễn tả, cách “kể” những câu chuyện trên ra sao, lại thuộc về sự sáng tạo cá nhân của nghệ sĩ.
“Điều này được chứng minh bằng việc Cục bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp giấy chứng nhận quyền tác giả số 3642/2017/QTG ngày 31/07/2017 đối với kịch bản chương trình “Tinh hoa Bắc Bộ”.
Vào ngày 25/8/2017 “Công ty DS” đã có văn bản yêu cầu Cục bản quyền tác giả, Bộ Văn Hóa hủy giấy chứng nhận, tuy nhiên cơ quan này sau khi mời hai cơ quan lên làm việc, đọc, nghe tường trình, đã khẳng định “Không có căn cứ để hủy giấy chứng nhận” theo yêu cầu của “Công ty DS”. (Theo phát ngôn của chủ đầu tư).
“Đây là mối quan hệ hợp tác giữa hai pháp nhân: “Công ty TCHN” và “Công ty DS”, không phải là quan hệ cá nhân ông Đào Hồng Tuyển và ông Nguyễn Việt Tú, vì vậy, “Công ty TCHN” yêu cầu cá nhân ông Nguyễn Việt Tú, “Công ty DS” chấm dứt hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tác phẩm, xâm phạm uy tín của “Công ty TCHN”, “Tập đoàn Tuần Châu” và danh dự nhân phẩm của ông Đào Hồng Tuyển”.
Và chủ đầu tư, CTCP Tuần Châu Hà Nội đã yêu cầu:
“Trong trường hợp, ông Việt Tú cũng như “Công ty DS”, không chấm dứt những hành vi trái pháp luật, chúng tôi sẽ tiến hành những biện pháp pháp lý thích hợp theo luật định, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chúng tôi”.