Thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, từ năm 2004, lãnh đạo thành phố Cần Thơ xây dựng chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), tập trung tuyên truyền, vận động LĐNT học nghề tạo việc làm và tự tạo việc làm qua đó nâng dần tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 17,5% (2004) đến năm 2005 đạt hơn 65%. Tại lễ tổng kết 5 năm thực hiện mô hình đào tạo nghề cho LĐNT giai đoạn 2010-2015, trường trung cấp nghề Thới Lai (trường nghề Thới Lai) được
Nói về cách làm của trường nghề Thới Lai, ông Phan Thành An, Phó hiệu trưởng cho biết, ngay khi trường được thành lập, ban giám hiệu đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ việc khảo sát nhu cầu học nghề của lao động trong huyện, trình độ học vấn, kỷ năng của người lao động, tư vấn định hướng nghề cho lao động đồng thời tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động tại huyện cũng như ở các địa bàn lân cận để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ và khả năng của LĐNT. Những lớp nghề được mở sát với thực tế, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Lớp học đầu tiên vào tháng 4-2013 dạy nghề may công nghiệp cho 35 học viên, sau 3 tháng học nghề, học viên 2 cơ sở may thu nhận làm việc mở ra hướng đào tạo gắn với giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, Trường hình thành tổ may công nghiệp, hợp đồng với 2 cơ sở may là Hợp tác xã Phú Thọ và Công ty may Duy Anh ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và thu nhận tất cả các học viên sau khi được đào tạo nghề may công nghiệp nhờ đó các học viên có thu nhập ổn định.
Phát huy hiệu qủa từ việc thí điểm lớp may công nghiệp đầu tiên này, Sở LĐTBXH Cần Thơ giao Trường nghề Thới Lai mở lớp nghề may gia dụng cho phụ nữ xã Xuân Thắng và xã Thới Tân với mục đích giúp chị em phụ nữ nông nhàn có thêm nghề để may gia công tại nhà. Chủ trương này được chị em phụ nữ hết sức phấn khởi vì sau khi học nghề được nhận hàng may gia công và hưởng thu nhập theo sản phẩm. Theo bà Phạm Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Xuân Thắng: Lớp nghề may gia dụng tổ chức tại xã, đáp ứng nhu cầu chính đáng của chị em. Sau 3 tháng học nghề, hiện nay, hầu hết chị em tham gia may gia công giày thể thao học sinh cho Hợp tác xã Phú Thọ. Chị Hồng Thắm, ở ấp Thới Phong, phấn khởi cho biết: Hồi mới học nghề may, chưa quen việc nên thu nhập chưa tới 20.000 đồng/ngày. Nay thì có thể thu nhập 60.000 đến 80.000 đồng/ngày.
Đến cuối năm 2014, UBND huyện cho phép thành lập tổ may công ngiệp xã Xuân Thắng thu hút 28 học viên sau đào tạo nghề tham gia. Sở LĐTBXH cũng điều chuyển 40 máy may công nghiệp cho tổ để may gia công sản phẩm cho HTX Phú Thọ. Tính trong hơn 4 năm qua, trường nghề Thới Lai đã mở hơn 70 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho gần 1.600 LĐNT trong đó sau khi được học nghề, 78% lao động tự tạo việc làm và được các cơ sở sản xuất, DN thu nhận làm việc với mức thu nhập từ 1.800 đến 4.200.000 đồng. Toàn huyện duy trì 11 mô hình dạy nghề gắn với việc làm trong đó HTX Quốc Noãn phối hợp với UBND xã Trường Thắng tổ chức lớp đào tạo nghề mây tre đan. Hàng năm, HTX cung ứng trên 20.000 sản phẩm cho các nhà vườn trồng hoa kiểng mang lại thu nhập cho xã viên từ 1,5 đến 3 triệu đồng/tháng. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghề sau đào tạo nghề. Theo ông Phan Thành An, mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm không những giúp chị em có thêm thu nhập mà còn làm thay đổi nhận thức về giá trị và lợi thế của phụ nữ khi có việc làm, có thêm nghề. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Năm học 2015-2016, trường nghề Thới Lai tiếp tục chiêu sinh 8 lớp nghề hệ trung cấp thời gian từ 2 đến 3 năm và các lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.