Tham gia Hội đồng tư vấn văn hóa của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ nhiều khóa, TS Nguyễn Viết Chức – nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho rằng tham nhũng tiêu cực sẽ là lực cản đối với đồng thuận xã hội.
PV: Thưa ông, nhìn lại lịch sử 75 năm qua, bài học lớn nhất trong vận động nhân dân làm lên Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 là gì?
TS Nguyễn Viết Chức: Chúng ta nhớ lại phương châm của cuộc vận động của Mặt trận Việt Minh là phải để toàn dân hiểu được thế nào là giải phóng dân tộc, thế nào là xóa mù, thế nào là diệt dốt diệt đói thì mới làm lên được cuộc cách mạng giải phóng dân tộc năm 1945. Cho đến nay nhìn lại lịch sử, Mặt trận Việt Minh vẫn là hình ảnh mẫu mực của đại đoàn kết dân tộc, là bài học về sức mạnh của đoàn kết.
Thưa ông, bài học ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc vận động và đoàn kết nhân dân ở thời điểm hiện nay?
- Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của đất nước ta, nhân dân ta. Đại đoàn kết là truyền thống là bản chất dân tộc ta. Nhưng ở giai đoạn hiện nay chúng ta gặp những thách thức trong đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Thách thức lớn nhất, khó khăn lớn nhất là bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất, tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu, hành dân. Cán bộ đảng viên hư hỏng để nhân dân mất niềm tin thì làm sao mà đoàn kết nhân dân được. Cái đấy chính là lực cản cản trở sự đồng thuận xã hội.
Chúng ta đã nhìn thấy rất rõ quyết tâm xây dựng chỉnh đốn Đảng trong thời gian qua. Không có vùng cấm ở trong Đảng đối với việc xử lý sai phạm của cán bộ đảng viên dù là ở cấp rất cao. Ông có bình luận gì thêm về công tác cán bộ vào thời điểm này?
- Đảng đang quyết tâm xây dựng chỉnh đốn Đảng rất mạnh mẽ, rất kiên quyết. Thực tiễn thời gian qua là việc xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm đối với cán bộ sai phạm, cán bộ mắc sai lầm khuyết điểm là không có vùng cấm, không có ai đứng ngoài pháp luật. Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn nói về việc chống chạy chức chạy quyền và có cơ chế để những người muốn chạy chức chạy quyền cũng không chạy được. Quán triệt tư tưởng mới là ở chỗ đó. Đánh giá đúng đắn về cán bộ, đảng viên sẽ xây dựng được đội ngũ đủ đức đủ tài từ cơ sở. Công tác cán bộ là cực kỳ quan trọng. Đảng đã có Nghị quyết về việc nêu gương của cán bộ đảng viên, không phải chỉ có cấp cao mới nêu gương, mà ở đâu cũng cần sự nêu gương.
Cho nên Mặt trận cũng phải góp phần vào cùng với Đảng, nhà nước làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, thì mới thu hẹp phân tâm tạo ra được đồng thuận xã hội, mới có đại đoàn kết dân tộc.
Nghĩa là thưa ông, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần phát huy vai trò trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh?
- Mặt trận cũng phải tham gia vào công tác cán bộ, đây là việc cực kỳ quan trọng. Cụ thể là Mặt trận tham gia giám sát cán bộ đảng viên giúp cho Đảng lựa chọn được chính xác khi làm công tác cán bộ, xây dựng bộ máy cán bộ cho thời kỳ mới từ cơ sở đến cấp Trung ương. Bởi vì không có tổ chức nào rộng rãi như Mặt trận. Ban công tác mặt trận ở khu dân cư là nơi sát với dân nhất, sát với đời sống của từng gia đình, từng con người nhất, có thể nhận xét, nhận định tương đối đầy đủ chính xác về cán bộ và gia đình cán bộ khi họ sinh sống ở khu dân cư. Muốn thế thì Mặt trận phải được cung cấp sớm, kịp thời về từng cá nhân tham gia vào bộ máy của Đảng, chính quyền. Tôi nghĩ rằng vai trò của Mặt trận rất lớn đấy, chúng ta không ngồi chờ mà phải chủ động triển khai việc giám sát cán bộ đảng viên giúp cho Đảng lựa chọn được những người xứng đáng. Tổ dân phố, Ban công tác mặt trận ở khu dân cư phải là nơi đầu tiên phát hiện ra những biểu hiện thoái hóa, biến chất của cán bộ đảng viên để kịp thời thông tin cho Đảng. Muốn vậy thì mỗi Tổ dân phố, mỗi Ban công tác mặt trận ở khu dân cư và mặt trận các cấp phải sáng tạo, có cách làm của mình. Những kẻ cơ hội có nhiều cách để leo lên địa vị cao, để tham nhũng tiêu cực, nhưng mặt trận một tổ chức rộng rãi nhất có thể giúp cho Đảng trong lựa chọn cán bộ. Mặt trận dựa vào những tiêu chí đánh giá như vậy để góp phần cùng với Đảng trong lựa chọn cán bộ để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Phải làm để thay đổi nhận thức của xã hội. Mặt trận không chỉ có hiệp thương, hiệp thương ra được bộ máy tốt rồi phải tiếp tục đi cùng chính quyền, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chứ không phải chỉ không chỉ hiệp thương xong là xong, bầu cử xong là xong. Mặt trận còn phải tiếp tục giám sát việc thực hiện chức trách của cán bộ đã được lựa chọn cho đến hết nhiệm kỳ.
Làm tốt giám sát – phản biện, chính là thu hẹp nhân tâm, tạo ra đồng thuật xã hội, thưa ông?
Mặt trận thì thời nào cũng là biểu trưng của đại đoàn kết. Nhưng bây giờ đang cần hơn bao giờ hết. Tại sao lại thế? Bởi vì trong một xã hội đang có nhiều sự biến đổi, đất nước phát triển nhưng trong nội tình nhân dân còn nhiều bức xúc, thì chỉ có gắn bó đại đoàn kết mới đi đến thắng lợi. Đặc biệt trong hoàn cảnh của thế giới đang biến đổi không ngừng, phức tạp thì rõ ràng trong một hoàn cảnh như thế Việt Nam cần đoàn kết hơn bao giờ hết. Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, gắn bó với nhau.
TS Nguyễn Viết Chức
- Giám sát - phản biện xã hội so với thời kỳ trước đã hơn hẳn. Trước hết là về nhận thức. Không khí nhận thức trong các cấp ủy đảng, chính quyền, trong nhân dân và trong chính các cán bộ mặt trận đã hiểu vai trò của Mặt trận trong giám sát - phản biện. Tôi nghĩ rằng sự chuyển biến trước tiên trong nhận thức là rất quan trọng. Không khí trong xã hội thì đã thấy vai trò giám sát phản biện của Mặt trận có tác dụng thực sự. Tác dụng thì cũng không thể hiểu là một sớm một chiều được. Không thể hôm qua vừa triển khai giám sát thì hôm nay đã hết tham nhũng tiêu cực được. Mà tác dụng rõ ràng là nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo ra nhận thức để nhân dân tham gia vào giám sát, và làm cho các cơ quan công quyền, các cán bộ có chức có quyền hiểu rằng mỗi việc làm của họ đều đang được nhân dân giám sát, đánh giá. Rõ ràng chúng ta thấy trong thời gian qua, những nơi những chỗ, những cán bộ mắc phải sai lầm khuyết điểm đều được nhân dân chỉ ra và đã được Đảng xử lý nghiêm minh.
Mặt trận thì thời nào cũng là biểu trưng của đại đoàn kết. Nhưng bây giờ đang cần hơn bao giờ hết. Tại sao lại thế? Bởi vì trong một xã hội đang có nhiều sự biến đổi, đất nước phát triển nhưng trong nội tình nhân dân còn nhiều bức xúc, thì chỉ có gắn bó đại đoàn kết mới đi đến thắng lợi. Đặc biệt trong hoàn cảnh của thế giới đang biến đổi không ngừng, phức tạp thì rõ ràng trong một hoàn cảnh như thế Việt Nam cần đoàn kết hơn bao giờ hết. Đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, gắn bó với nhau.
Tôi nói ví dụ Mặt trận càng phát huy được vai trò giám sát – phản biện của mình thì sẽ ít nhất là giảm được phiền hà nhũng nhiễu nhân dân. Tất nhiên là đỡ thôi, chứ chưa khỏi ngay được, vì căn bệnh nhiều khi đã thành mãn tính, phải kiên trì. Đó là điều tôi nghĩ là nhân dân mong mỏi.
Xin cảm ơn ông!