Tháp Chăm của đồng bào Chăm, là những công trình kiến trúc Champa hết sức độc đáo. Tại Nam Trung Bộ, tháp Chăm với niên đại vài trăm năm tuổi tới nay vẫn hiện diện, chứng tích của một thời kỳ văn hóa huy hoàng.
Ngày hội Katê của đồng bào Chăm dưới chân tháp cổ.
Lễ mở cửa tháp Chăm phục dựng tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Phù điêu tháp Chăm.
Tháp Chăm Mỹ Sơn.
Biểu diễn nhạc cụ dân tộc Chăm.
Phía trước Tháp Bà Ponagar (Nha Trang).
Tháp Chăm Dương Long (Tây Sơn, Bình Định).
Tháp Chăm được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp thường là hình vuông và chỉ có một cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng mặt trời mọc). Trần tháp theo lối vòm cuốn, còn trên tường là những phù điêu rất sống động hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh. Điều đáng kinh ngạc là giữa những hàng gạch tường tháp người ta không tìm thấy vật liệu kết dính, như thể tòa tháp được “đúc” liền khối. Một số nhà khoa học cho rằng, chất kết dính đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực, và dù thế đi nữa thì cũng hết sức đáng khâm phục.
Tháp Chăm thường được xây dựng trên đồi cao, núi thấp, có khả năng quan sát rộng và xa, theo quan niệm “đón dương khí”. Tới nay, người ta vẫn ngỡ ngàng khi đến chiêm bái nhóm tháp Mẫm (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), nhóm tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam ), tháp Nhạn (Tuy Hòa, Phú Yên), tháp Bà Po Nagar (Nha Trang, Khánh Hoà), tháp Po Klong Garai (Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận), tháp Po Sah Inư (Phan Thiết, Bình Thuận)... Đó thực sự là những công trình kiến trúc tuyệt vời “một đi không trở lại”...