Văn hóa

Về làng Ông Hảo, gặp nghệ nhân hơn 40 năm giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi dịp Trung Thu

Lê Khánh 30/08/2024 14:10

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Rằm tháng 8, những ngày này người dân làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) lại tất bật sản xuất mặt nạ giấy bồi hình mặt Tễu, Tôn Ngộ Không, Thỏ ngọc... để kịp đưa ra thị trường dịp Trung thu.

mat_la_giay_boi_le_khanh9.jpg
Cách trung tâm Thủ đô hơn 30 km, gia đình ông Vũ Huy Đông ở làng Ông Hảo đã có hơn 40 năm kinh nghiệm làm đồ chơi Trung Thu truyền thống bằng giấy bồi.
mat_la_giay_boi_le_khanh8.jpg
"Làng tôi bắt đầu phát nghề từ khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, lúc ấy có Hợp tác xã làm trống đồ chơi. Sau này giải thể, những người vững nghề tự mở xưởng, đến nay còn khoảng mươi nhà theo nghề này", ông Đông nói.
mat_la_giay_boi_le_khanh4.jpg
Theo ông Đông, mặt nạ ông Địa tức vị Thổ thần, Thổ địa được thể hiện với hình dáng tròn vo, mang biểu tượng của văn hóa nông nghiệp, bởi nó gửi gắm hy vọng của nông dân về đất đai màu mỡ, khí hậu thuận hòa để cây cối xanh tốt, cây lúa phát triển.
mat_la_giay_boi_le_khanh7.jpg
Còn hình ảnh Thỏ ngọc tượng trưng cho sự xinh đẹp hài hòa hoặc tượng trưng cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm.
mat_la_giay_boi_le_khanh14.jpg
"Sự xuất hiện của hình tượng ông Địa với Thỏ ngọc ẩn giấu ước vọng về một mùa màng bội thu, sung túc của người nông dân thời xưa", ông Đông chia sẻ.
mat_la_giay_boi_le_khanh10.jpg
mat_la_giay_boi_le_khanh3.jpg
Để hoàn thiện 1 chiếc mặt nạ, phải thực hiện qua 3 công đoạn: bồi thô, sơn vẽ và hoàn thiện đóng gói. Mặt nạ được tạo hình bằng cách bồi giấy bìa, giấy trắng lên khuôn xi măng đúc sẵn, sử dụng hồ bột sắn để kết dính các lớp giấy. Sau khi phơi khô, mặt nạ giấy trắng được người thợ sơn, vẽ tay, thổi hồn trở thành những hình thù ngộ nghĩnh.
Để hoàn thiện 1 chiếc mặt nạ, phải thực hiện qua 3 công đoạn: bồi thô, sơn vẽ và hoàn thiện đóng gói. Mặt nạ được tạo hình bằng cách bồi giấy bìa, giấy trắng lên khuôn xi măng đúc sẵn, sử dụng hồ bột sắn để kết dính các lớp giấy. Sau khi phơi khô, mặt nạ giấy trắng được người thợ sơn, vẽ tay, thổi hồn trở thành những hình thù ngộ nghĩnh.
“Khâu vẽ là khâu khó nhất, những người nào có kinh nghiệm lâu năm mới được vẽ. Bởi khi vẽ phải thể hiện được hồn của con vật, hồn của con người. Ví dụ, vẽ Tễu nữ thì có khăn vấn, còn Tễu nam không có khăn vấn và có râu. Mỗi con người, con vật khi vẽ đều phải thể hiện rõ hồn nên đó là cái khó nhất”, ông Đông chia sẻ.
mat_la_giay_boi_le_khanh5.jpg
mat_la_giay_boi_le_khanh2.jpg
Một chiếc mặt nạ giấy bồi tại đây sẽ có giá từ 17.000 - 50.000 đồng/sản phẩm.
mat_la_giay_boi_le_khanh1.jpg
mat_la_giay_boi_le_khanh15.jpg
Để giữ được món đồ chơi truyền thống không bị mai một, hiện khoảng sân nhà ông Đông trở thành ”tụ điểm” của lũ trẻ trong xóm dùng cọ để tô màu lên những chiếc mặt nạ giấy bồi.
mat_la_giay_boi_le_khanh13.jpg
Không chỉ người Việt, mà những người nước ngoài cũng tìm đến xưởng sản xuất của ông Đông để tìm tòi, học hỏi làm món đồ chơi truyền thống vào dịp Trung thu của Việt Nam.
mat_la_giay_boi_le_khanh12.jpg
Hình ảnh những đứa trẻ con vui đùa bên những chiếc mặt nạ giấy bồi do chính tay tô vẽ.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Về làng Ông Hảo, gặp nghệ nhân hơn 40 năm giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi dịp Trung Thu