Văn hóa

Về thăm đền Đồng Cổ, nơi thờ thần Trống Đồng

Đình Minh 09/10/2024 15:32

Ở núi Tam Thai, đền Đồng Cổ, huyện Yên Định (Thanh Hóa) là nơi thờ thần Trống Đồng - vị thần đã giúp nhiều đời vua đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo hộ giang sơn, xã tắc.

dji_fly_20241008_081916_607_1728350425484_photo.jpg
Đền Đồng Cổ tọa lạc ở chân núi Khả Lao bên bờ sông Mã, là một trong những di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng của xã Yên Thọ (Yên Định). Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241008_082418_620_1728350669490_photo.jpg
Ông Lê Trương Vân - Trưởng thôn Đan Nê (trông coi ngôi đền) cho biết: Đền Đồng Cổ là ngôi đền linh thiêng có lịch sử lâu đời nhất xứ Thanh. Đền thờ vị thần có công phò vua giúp nước, dẹp giặc ngoại xâm. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241008_082440_622_1728350695814_photo.jpg
Theo ông Vân, người xưa kể lại rằng, khi Vua Hùng mang quân đi dẹp giặc phương Nam, đại quân tiến đến chân núi Khả Lao và nghỉ lại đây. Đêm đến vua mộng gặp thần núi chỉ cho đào trống đồng, dùi đồng để mang theo dẹp giặc. Khi xung trận, tiếng trống âm vang làm quân giặc khiếp sợ bỏ chạy. Quân ta thắng trận trở về, vua Hùng vào đền làm lễ tạ ơn và phong thần núi là 'Đồng cổ đại vương', cho lập đền thờ phụng. Ảnh: Đình Minh
chan-trang-17f-1-1727279313998565625073-f0bac6a350dade6cde5157c9b3d8a38f.jpg
Ngôi đền có kiến trúc theo phong cách thời nhà Lý, bao gồm tiền điện, thượng điện và hậu cung. Tiền điện có 2 tầng, 8 mái, 5 gian. Thượng điện bao gồm 3 gian, 3 bàn thờ thần Đồng Cổ cùng với các vị anh hùng có công lao trong sự nghiệp đánh giặc. Ảnh: Đình Minh
dongco.jpg
Để tưởng nhớ công ơn của thần Đồng Cổ, hàng năm, vào ngày 15/3 âm lịch, nhân dân xã Yên Thọ tổ chức lễ hội đền Đồng Cổ. Trước khi lễ hội diễn ra, 12/3 âm lịch, người dân tổ chức lễ đốt áo thủy bào cho thần. Ngày chính lễ, đông đảo du khách thập phương về dự, hòa mình vào không khí lễ hội với các nghi thức rước kiệu, dâng mâm sơn trang và tế thần. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241008_082314_618_1728350631873_photo.jpg
Đền Đồng Cổ nằm trong quần thể di tích gồm có: Núi Tam Thai, chùa Thanh Nguyên, quán Triều Thiên, hồ Bán Nguyệt, bến Trường Châu, hang động thông với sông Mã nằm xen kẽ quần tụ, hòa với 3 ngọn núi cao thấp liền nhau như dáng 3 vì sao (gồm núi Xuân ở phía Tây Bắc, núi Nghễ ở phía Đông bên bờ sông Mã và núi Đổng ở phía Tây). Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241008_082212_616_1728350546453_photo.jpg
Ông Vân cho biết: Ở lưng chừng núi Tam Thai còn có quán Triều Thiên (quán Chầu trời) cũng rất linh thiêng. 'Xưa kia, mỗi khi dân làng Đan Nê bị thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, nhất là mất mùa thì các vị cao niên trong làng lại sắm sửa lễ vật lên quán Triều Thiên để tế lễ', ông Vân nói. Ảnh: Đình Minh
img_20241008_083442(1).jpg
Động Ích Minh trong núi Tam Thai - là nơi sản xuất vũ khí thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Đình Minh
img_20241008_080943.jpg
Hang Bà Lung - là nơi sản xuất vũ khí từ thời chống Pháp. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241008_082916_631_1728350996795_photo.jpg
Cổng vào cụm di tích đền Đồng Cổ. Ảnh: Đình Minh
dji_fly_20241008_082600_624_1728350774145_photo.jpg
Năm 2001, đền Đồng Cổ được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là khu Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và đã được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư tôn tạo, phục dựng. Ảnh: Đình Minh
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Về thăm đền Đồng Cổ, nơi thờ thần Trống Đồng