Xử lý hành vi tham nhũng còn hạn chế

Lê Bảo 04/03/2016 15:45

 Ngày 4.3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.   

Toàn cảnh hội nghị.

Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cho thấy các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp ít xảy ra tham nhũng; việc phòng, chống tham nhũng trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp đã đạt được hiệu quả khá cao, thực hiện được các nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tham nhũng cũng như Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng của Chính phủ, ngành Tư pháp. Qua công tác tự kiểm tra, Bộ Tư pháp đã phát hiện và xử lý 22 trường hợp; trong giai đoạn 2005 – 2015, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp đã ban hành 33 quyết định thu hồi tiền với tổng số tiền thu hồi là 1,5 tỷ đồng.

Cũng trong thời gian này, các cơ quan thi hành án đã thụ lý 733 vụ việc, trong đó thi hành xong 606/ 733, với tổng số tiền đã thi hành xong hơn 647/11.613 tỷ đồng. Kết quả thu hồi tài sản cho Nhà nước và khắc phục thiệt hại do tham nhũng cho thấy, việc thi hành án trong các vụ án tham nhũng có xu hướng tăng, nếu năm 2006 là 107 vụ việc thì đến năm 2015 là 227 vụ việc.

Tuy nhiên, 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cũng cho thấy việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn một số nơi chưa liên hệ chặt chẽ với tình hình và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở cơ quan đơn vị; việc tự rà soát, ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định về các biện pháp phòng ngừa chưa kịp thời, chưa tích cực trong việc tự kiểm tra nhằm phát hiện và phòng ngừa đối với các hành vi tiêu cực, tham nhũng…; đặc biệt là việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của một số đơn vị còn chậm, nội dung chưa đầy đủ.“ Hành vi tham nhũng hiện nay diễn biễn phức tạp, nhưng các vụ việc phát hiện, xử lý còn hạn chế. Việc thu hồi tài sản do tham nhũng còn chưa làm tốt, việc kê khai tài sản hiện nay còn nặng nề hình thức”, quyền Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Diện nói.

Từ những bất cập trên nhiều đại biểu cho rằng, cần phải sửa đổi toàn diện Luật Luật Phòng, chống tham nhũng. Trong đó, tập trung vào các định hướng lớn như mở rộng phạm vi điều chỉnh bao gồm cả các chủ thể ở khu vực nhà nước, ngoài nước; quy định rõ về nguyên tắc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xử lý hành vi tham nhũng còn hạn chế