90.000 cây xanh: Cộng đồng Kipsigis và câu chuyện hồi sinh khu rừng tại Kenya

Mai Nguyễn (Theo The Guardian) 10/05/2022 15:11

Cây xanh trong các khu rừng tại Kenya đang dần bị mất đi cùng cuộc sống gắn liền với cộng đồng bản địa. Chính vì vậy, dân làng Kipsigis đã quyết định chính tay trồng lại khu rừng lịch sử của họ.

Rừng Hepalungu từ lâu đã luôn là trung tâm của cộng đồng Kipsigis thuộc Kenya, từ thời điểm mà bất cứ ai có thể nhớ được. Đây cũng là một nguồn cung cấp năng lượng cho sông Mara và do nằm gần khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, nơi ẩn náu của các loài động vật hoang dã.

Nhưng trong các cuộc biểu tình lan rộng sau kết quả bầu cử tổng thống năm 2007, phần lớn rừng ở hạt Bomet, phía nam Thung lũng Rift, đã bị phá hủy và cây cối bị đốn hạ. Joseph Towett, một trưởng lão trong cộng đồng và là một nhà bảo tồn nhiệt huyết, nhớ lại sự tàn phá.

Jane Rotich, một trinh sát rừng Chepalungu. Ảnh: Wesley Langat.
Jane Rotich, một trinh sát rừng Chepalungu. Ảnh: Wesley Langat.

“Cây cối được coi là nơi trú ngụ của các loài động vật và chim chóc, vì vậy việc chặt chúng chẳng khác nào phá hủy ngôi nhà của chúng. Sự hủy diệt này giống như một lời nguyền”, ông nhấn mạnh.

Sự biến mất của các loại cây bản địa như ô liu hoang dã châu Phi, tuyết tùng, gỗ mùi đỏ và ngọn lửa nandi, không chỉ là một đòn giáng mạnh vào sự đa dạng sinh học mà còn đối với cuộc sống của cộng đồng người Kipsigis.

Rừng là nguồn thảo mộc quý giá để làm thuốc và duy trì những nghi lễ cổ truyền. David Sigei, người sống cạnh khu rừng khẳng định: “Nếu không có những loại cây này, các nghi lễ của chúng tôi thiếu tính xác thực và điều này đặt ra một vấn đề lớn cho cộng đồng của chúng tôi. Khi khu rừng bị phá hủy, một số loại cây đã biến mất hoàn toàn”.

Khu bảo tồn rừng Chepalungu do Cục Lâm nghiệp Kenya (KFS) quản lý và trải dài trên 4.871 ha (12.000 mẫu Anh) được chia thành hai khu: Siongiroi với 871 ha và Kapchumbe với 4.000 ha.

Mặc dù khu rừng được giám sát bởi KFS, nhưng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như WWF và Sở Lâm nghiệp Mỹ, cộng đồng địa phương đang đóng vai trò trung tâm trong việc đưa rừng trở lại cuộc sống.

Năm 2008, Towett thành lập Hiệp hội Rừng cộng đồng Chepalungu Apex, do người dân địa phương sở hữu và quản lý, với mục đích mang trở lại các loài cây đã mất. Bằng cách tham gia vào việc trồng cây, cộng đồng đã quản lý để khôi phục hơn 160 ha đất và phủ cây xanh một lần nữa.

Theo Towett, sinh kế và văn hóa của cộng đồng cư dân Kipsigis gắn liền với tự nhiên, khiến họ trở thành chìa khóa để bảo tồn sự đa dạng sinh học của khu rừng và giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.

David Sigei chỉ ra một khu vực gần đây được bảo đảm để thực hiện các nghi lễ nhập môn Kipsigis. Ảnh: Wesley Langat.
David Sigei chỉ ra một khu vực gần đây được tái sinh. Ảnh: Wesley Langat.

Những thay đổi từ quá khứ trong việc sử dụng đất và trồng các loại cây ngoại lai vì mục đích thương mại đã góp phần làm mất đi các giống cây bản địa. Giờ đây, người dân trong thôn đang có trách nhiệm chung trong việc quản lý, bảo tồn và tham gia vào quá trình trồng cây gây rừng.

Sigei nói: “Khi cộng đồng nơi đây phát hiện ra rằng họ đang đánh mất đi một khía cạnh rất quan trọng của môi trường, nhiều cư dân đã bắt đầu tích cực tham gia vào công việc bảo tồn”.

Jane Rotich, một trinh sát rừng và là người ủng hộ các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược truyền thống, nói rằng trong thời gian đóng cửa do đại dịch Covid-19 ở Kenya, ngày càng ít người có cơ hội tiếp cận với các cơ sở y tế hơn và dẫn đến việc chuyển sang sử dụng các loại cây thuốc truyền thống, khiến cộng đồng đẩy mạnh nỗ lực bảo tồn và trồng cây bản địa .

“Không giống như trước đây, cư dân sẽ không phải vất vả tìm kiếm những loại cây này. Các giống cây đã phát triển trở lại và có thể dễ dàng tiếp cận”, cô nói.

Bò được đưa đi chăn thả trong rừng. Ảnh: Wesley Langat.
Bò được đưa đi chăn thả trong rừng. Ảnh: Wesley Langat.

Tại rừng Chepalungu, họ đã trồng thành công 90.000 cây xanh và các giống cây bản địa đang trong tình trạng tái sinh tốt. Nhưng trong khi họ có được sự hỗ trợ của cộng đồng, thì cuộc khủng hoảng khí hậu vẫn là mối đe dọa đối với khu rừng.

Timothy Oyondi, quản lý trạm rừng Chepalungu của KFS cho biết: “Lượng mưa thất thường là thách thức lớn nhất đối với các chương trình phục hồi cây xanh”.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    90.000 cây xanh: Cộng đồng Kipsigis và câu chuyện hồi sinh khu rừng tại Kenya

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO