[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’

Trần Duy Hưng 09/04/2016 16:55

Hồn dân tộc, những nét đặc sắc của văn hóa, của tín ngưỡng, tâm linh đong đầy, tỏa sáng trong những trang phục cổ truyền, sặc sỡ sắc màu đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu; trong những hồi trống, điệu kèn và trong cả dáng cong cao vút của những mái đình, phủ đệ thâm nghiêm…

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’

Lễ hội Phủ Dầy năm 2016 được địa phương khai mạc
hôm nay và kéo dài trong 5 ngày.

Lễ hội Phủ Dầy năm 2016 được UBND huyện Vụ Bản (Nam Định) khai mạc hôm nay, 9/4 (3-3 Âm lịch)…

Theo ban tổ chức, lễ hội kéo dài trong 5 ngày với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu, như liên hoan nghệ thuật Chầu văn, rước thỉnh kinh, rước đuốc cùng nhiều hoạt động văn hóa,thể thao dân gian như kéo chữ, đấu vật. Đặc biệt, năm nay lễ hội có thêm hoạt động biểu diễn nghệ thuật múa rối nước…

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 1

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 2

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 3

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 4

Dự ngày khai mạc có rất đông cộng đồng dân cư địa phương,
trong những bộ trang phục cổ truyền, sặc sỡ sắc màu đặc trưng
của tín ngưỡng thờ Mẫu. Không ai khác, họ chính là là chủ thể của lễ hội,
cũng là những người sản sinh, lưu giữ những giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Lễ hội Phủ Dầy là một lễ hội lớn ở miền Bắc, được tổ chức vào đầu tháng 3 Âm lịch hằng năm, gắn liền với tâm thức “Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ”…

Quần thể di tích Phủ Dầy (xã Kim Thái-huyện Vụ Bản-Nam Định) trải rộng trên diện tích gần 10 km2, với 18 điểm đền, phủ, lăng…phụng thờ, tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh-vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu, một trong “Tứ bất tử” trong tâm thức người Việt…

Thờ Mẫu được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một tín ngưỡng thuần Việt, giàu tính nhân văn, xuất hiện ở nhiều nơi, trong đó Phủ Dầy (Vụ Bản-Nam Định) được xem là một trung tâm lớn của tín ngưỡng này…

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 5

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 6

Sau lễ khai mạc, cộng đồng ở các đền,phủ rước kiệu thờ Mẫu về đền,
phủ mình để thực hiện các nghi lễ tâm linh cùng nhiều hoạt động văn hóa,
nghệ thuật dân gian khác.

Gắn liền và cũng là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu là Nghi lễ Chầu văn (thường được gọi là hầu đồng). Theo đánh giá của giới nghiên cứu, Chầu văn là một hình thức diễn xướng tích hợp nhiều giá trị nghệ thuật, từ âm nhạc đến thời trang, hát múa, tạo nên một hình thức sân khấu tâm linh huyền ảo, mang đầy tính thiêng liêng thần bí.

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 7

Hầu đồng là nghi thức tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu,
thường diễn ra ở nhiều đền, phủ trong Quần thể di tích Phủ Dầy.

Năm 2014, UBND huyện Vụ Bản đã ban hành Quy chế quản lý, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa quần thể di tích Phủ Dầy. Đây là năm thứ hai lễ hội Phủ Dầy được tổ chức theo quy chế này.

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 8

Cung văn-những người không thể thiếu trong một giá hầu đồng.

Trước đó, vào năm 2013, “Lễ hội Phủ Dầy” và “Nghi lễ Chầu văn của người Việt” đã được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” cũng đã được tỉnh Nam Định, Bộ VH-TT-DL lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; đang chờ xét duyệt…

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 9

Kiến trúc độc đáo của một số điểm đền, phủ trong quần thể di tích Phủ Dầy.

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 10

[ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’ - 11

Năm 2013, Chính quyền và cộng đồng địa phương đã được đón
Bằng công nhận “Lễ hội Phủ Dầy” và “Nghi lễ Chầu văn của người Việt”
là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia của Bộ VH-TT-DL.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    [ẢNH]: ‘Tháng Ba giỗ Mẹ’

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO