Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã thống nhất nghiệm thu, chính thức cho phép đưa cao tốc Hạ Long - Vân Đồn vào khai thác có điều kiện từ ngày 1/2/2019.
Trạm thu phí cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Quảng Ninh).
Sau hơn 3 năm thi công, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn là dự án đầu tư xây dựng tuyến đường mới theo hình thức BOT, tổng mức hơn 12.000 tỷ đồng, Công ty CP BOT Biên Cương làm chủ đầu tư, đến nay dự án đã hoàn thành thi công, thông xe kỹ thuật vào ngày 30/12/2018. Công trình đảm bảo các điều kiện để chính thức đưa vào khai thác từ ngày 1/2/2019.
Đó là kết luận của Hội đồng nghiệm thu nhà nước tại buổi nghiệm thu Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn ngày 26/1 vừa qua.
Sau khi kiểm tra thực tế dự án và nghe báo cáo của chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn kiểm định…, Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã thống nhất nghiệm thu, chính thức đưa cao tốc Hạ Long - Vân Đồn vào khai thác có điều kiện từ ngày 1/2/2019.
Toàn tuyến có 4 trạm thu phí, 2 trạm chính tại đầu và cuối tuyến với 8 cửa soát vé, 2 trạm thu phí phụ tại các nút giao ra, vào cao tốc với 6 cửa soát vé, tại các trạm đều được trang bị cửa thu phí tự động.
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn có 5 mức thu phí với từng nhóm phương tiện, mức phí cơ sở theo phê duyệt từ Bộ GTVT là 2.100 đồng/km áp dụng cho 53,6 km đầu tư theo hình thức BOT. Đối với dự án thành phần dài 6 km từ cầu Cẩm Hải, TP Cẩm Phả - Vân Đồn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách sẽ không thu phí.
Cao tốc có chiều dài 59,456 km qua địa bàn TP Hạ Long - Hoành Bồ - Cẩm Phả và đấu nối với Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn tại huyện Vân Đồn.
Cầu Cẩm Hải trên cao tốc Hạ Long - Vân Đồn nối TP Cẩm Phả với huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).
Xuân Quảng
Ngày 3/9, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên, Hà Nội cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ba đối tượng trong đường dây ma túy từ Hải Phòng về Hà Nội
Sau một hồi ngụp lặn, trung úy Dương Công Thịnh vớt được cháu bé 6 tuổi đã ngừng thở, da trắng bệnh, cơ thể mềm oặt đang chìm trong lũ dữ.
Sáng ngày 30/8, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên - Huế phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long đã tổ chức họp triển khai dự án quản lý rủi ro thiên tai, bảo vệ môi trường cho các tổ chức tôn giáo ở trên địa bàn.
Cùng với việc giữ gìn những làn điệu dân ca, dân vũ, hát then, đàn tính, bà con các dân tộc thiểu số còn bền bỉ giữ gìn những nghề truyền thống. Trong số này, nghề giấy bản ở Cao Bằng được bà con người Tày, người Nùng gìn giữ, phát triển.