Bước nguy hiểm trong một định hướng sai lầm?

Trần Hoàng Tú 19/04/2020 08:00

Ngày 14/4,Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tạm ngừng tài trợ cho Tổ chức y tế thế giới (WHO) do cách xử lý đại dịch Covid-19 “yếu kém” của tổ chức này.

Ông Trump nói WHO đã “thất bại trong chính nhiệm vụ cơ bản của mình và cần phải chịu trách nhiệm. Ngay sau đó, quyết định của ông Trump đã nhận được những “làn sóng” dư luận.

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu âu (EU), Josep Borrell, tuyên bố “lấy làm tiếc” về quyết định của Mỹ. Theo ông, hiện là thời điểm cần tập hợp tối đa nỗ lực của các nước để khống chế và giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

Bước nguy hiểm trong một định hướng sai lầm?

Ảnh minh họa.

Tương tự, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng sự lây lan virus SARS-CoV-2 là không có biên giới, và một trong những đầu tư tốt nhất hiện nay là các nước hỗ trợ Liên hợp quốc và WHO để tăng cường các xét nghiệm cũng như thúc đẩy nghiên cứu bào chế vaccine ngừa bệnh. Ngày 15/4, hãng tinTASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov bày tỏ quan ngại về quyết định của Mỹ tạm ngừng đóng góp cho WHO. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng quyết định này sẽ làm suy yếu khả năng của WHO và ảnh hưởng tới hợp tác quốc tế trong việc phòng, chống dịch Covid-19.

Phát biểu trong buổi họp báo tại trụ sở WHO ở Geneve,Thụy Sỹ ngay sau khi Tổng thống Mỹ quyết định ngừng tài trợ cho WHO trong cuộc chiến toàn cầu chống dịch Covid-19, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết ông lấy làm tiếc vì quyết định của Mỹ vì vào thời điểm này, sự chia rẽ sẽ càng khiến “tất cả chúng ta”dễ tổn thương hơn.

Còn Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres khẳng định: Cần duy trì các nguồn lực hỗ trợ WHO.

“Tôi tin rằng WhO cần nhận được sự hỗ trợ, đặc biệt trong bối cảnh cơ quan này có vai trò rất quan trọng trong các nỗ lực của thế giới nhằm chống lại đại dịch Covid-19”-ôngGuterres nói.

Theo đó, “hiện không phải lúc cắt giảm các nguồn lực cho chiến dịch của WHO hay bất kỳ tổ chức nhân đạo nào khác trong cuộc chiến chống Covid-19. Đây là thời điểm cần tới sự đoàn kết và cộng đồng quốc tế trên tinh thần đoàn kết nhằm đẩy lùi dịch bệnh này, cũng như khắc phục những hậu quả mà cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra”.

Nhiều chuyên gia y tế của Mỹ cũng chia sẻ quan điểm trên của TổngThư ký LHQ. Giáo sư Patrice Harris (Hiệp hội Y khoa Mỹ) đã kêu gọi Tổng thống Trump cân nhắc lại quyết định ngừng tài trợ cho WHO.

Theo GS Harris, đó là “một bước đi nguy hiểm và chệch hướng, không giúp cho cuộc chiến chống Covid-19 trở nên dễ dàng hơn”.

Còn GS Amesh Adalja (Trung tâm An toàn sức khỏe thuộc Đại học Johns Hopkins) cho rằng: “Động thái này (việc Mỹ tạm ngừng tài trợ cho WHO) sẽ truyền đi thông điệp sai lệch khi thế giới đã bước vào giai đoạn giữa cuộc chiến chống đại dịch Covid-19”.

Ông Adalja cho rằng, cải tổ WHO là một việc làm cần thiết, nhưng điều đó chỉ có thể xảy ra sau khi thế giới đã giải quyết xong đại dịch Covid-19.

WHO và lình xình cuộc chiến chống Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được thành lập ngày 7/4/1948 với tư cách là cơ quan chỉ đạo và điều phối y tế toàn cầu trong hệ thống LHQ. Hoạt động với 3 cấp trong WHo (toàn cầu, khu vực và quốc gia), hơn 7.000 nhân viên của WHO trên toàn thế giới cộng tác với chính phủ của 194 quốc gia thành viên và các đối tác khác để đạt được tầm nhìn của WHo khi thành lập là đạt được mức độ sức khoẻ cao nhất có thể cho tất cả mọi người.

Mục tiêu của WHO là giúp mọi người có được sức khoẻ tốt nhất. Tại phiên họp ngày 23/5/2017, Hội đồng Y tế thế giới đã bầu TS Tedros Adhanom Ghebreyesus làmTổng Giám đốc mới của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) nhiệm kỳ 5 năm bắt đầu từ ngày 1/7/2017, thay cho Bà MargaretChan.

Trước khi được bầu làm Tổng Giám đốc WHo, ông Tedros từng làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ethiopia nhiệm kỳ 2012-2016 và trước đó là Bộ trưởng Bộ Y tế nước này nhiệm kỳ 2005-2012.

Trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Y tế Ethiopia, ông Tedros đã nỗ lực đưa ra một chính sách cải cách toàn diện cho hệ thống y tế của nước này, bao gồm việc mở rộng cơ sở hạ tầng y tế của đất nước,tạo ra 3500 trung tâm y tế và 16.000 trạm y tế; Mở rộng nhân lực y tế với 38000 cộng tác viên y tế.

Ông đã khởi xướng các cơ chế tài chính để mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế cho người dân. Với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao Ethiopia, ông đã lãnh đạo những nỗ lực đàm phán về Chương trình Hành động AddisAbaba, trong đó 193 quốc gia cam kết tài trợ cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo số liệu gần đây nhất, WHO sử dụng ngân sách 4,4 tỷ USD trong năm 2018 và 2019. Hầu hết số tiền này (hơn 800 triệu USD) được dành cho cuộc chiến chống các bệnh truyền nhiễm. Gần 600 triệu USD được sử dụng cải thiện hệ thống y tế, nhất là ở các nước nghèo nhất. Các bệnh không lây nhiễm như đau tim, tiểu đường ngốn ngân sách 351 triệu USD. 2 năm 1 lần, các quốc gia thành viên của WHO bỏ phiếu cho ngân sách WHO.

Chi phí hoạt động của WHO gồm 2 khoản: đóng góp cố định (theo các mức khác nhau tùy quy mô và mức sống mỗi nước) và đóng góptự nguyện. 5 quốc gia đóng góp hàng đầu gồm Mỹ, Nhật, TrungQuốc, Đức và Pháp.

Bước nguy hiểm trong một định hướng sai lầm? - 1

Tổng Giám đốc WHO Tedros và Tổng Thống Mỹ Donald Trum.

Những cáo buộc

Thời gian qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump ông ngại ngần khi dùng những lời chỉ trích nề đối với WHO, cáo buộc tổ chức này “nghiêng về phía Trung Quốc” và “đưa ra những lời khuyên hỏng bét” về đại dịch Covid-19.

Trên thực tế, các lời khuyên của WHO vào thời đầu năm 2020 gây nhiều thắc mắc, bao gồm đánh giá dịch bệnh do virus Corona chủng mới không nghiêm trọng. Ngày 31/1, WHO khuyên các nước không nên đóng cửa biên giới dù dịch bệnh đang bùng phát. Cùng ngày, chính quyền ông Trump áp dụng biện pháp hạn chế du lịch đối với Trung Quốc.

WHO báo cáo vào ngày 14/1/2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới.

WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý sai lệch thông tin và sự thiếu trách nhiệm “- cựu đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley nói với Fox Newsr.

Kể từ đó, nhiều ý kiến kêu gọi Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros từ chức. Trong đó“nặng ký”nhất là lá đơn tập thể với gần 1 triệu chữ ký (qua mạng). Mới đây nhất, giới chức Mỹ cho biết sẽ tiến hành điều tra nghi vấn virus Corona chủng mới gây dịch Covid-19 xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán (Trung Quốc). Đây là động thái được cho là“rất nặng”, cùng với việc buộc trách nhiệm người đứng đầu WHO “đã tạo thành 2 gọng kìm trong đại dịch Covid-19”- một bình luận trên Fox News.

Thông tin này được ông Trump xác nhận khi Hãng Reuters ngày 16/4 dẫn lời ông rằng Chính phủ Mỹ đang điều tra xem có phải SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán (Trung Quốc) hay không. Trả lời giới truyền thông trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Trump nói rằng “Chúng tôi đang xem xét rất kỹ lưỡng về tình hình khủng khiếp đã xảy ra”.

Cho đến nay, nguồn gốc của virus gây đại dịch Covid-19 vẫn được bàn tán: “xổng” ra từ phòng thí nghiệm nào đó hay là có trong tự nhiên?

Tới đây, một câu hỏi tiếp theo là: Mỹ cắt tiền cho WHo sẽ gây hậu quả gì? Quyết định của ông Trump được hiểu là Washington sẽ tạm giữ lại tiền đóng góp của Mỹ cho Who và dành thời gian 60-90 ngày để xem xét, “đánh giá về vai trò của WHO trong những sai sót quản lý nghiêm trọng và che giấu sự lây lan của virus Corona”.

Mỹ là nước có đóng góp ngân sách tổng thể lớn nhất cho WHO với khoản đóng góp mỗi năm từ 400-500 triệu USD- theo CNN. Trong năm 2019 khoản đóng góp này là hơn 400 triệu USD, chiếm khoảng 15% ngân sách của WHO. Trong 2 năm 2018 và 2019, Mỹ góp cho WHO gần 900 triệu USD trong tổng cộng 5,6 tỷ USD ngân sách của tổ chức này (truyền thông dẫn số liệu từ trang Sciencemag).

“Cuộc chiến” vẫn tiếp diễn

Tuy nhiên, tuyên bố của ông Trump đã vấp phải phản đối ngay trong nội bộ nước Mỹ. Nhiều cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các tổ chức y khoa của Mỹ, đã lên tiếng cảnh báo ông Trump về hậu quả khôn lường của động thái này. Hiệp hội Y khoa Mỹ (AMA) gọi đây là“bước nguy hiểm trong định hướng sai lầm” và kêu gọi Tổng thống cân nhắc lại quyết định.

Thông cáo của chủ tịch AMA, bà Patrice A.Harris, nêu: “Việc chống lại một đại dịch toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác quốc tế và phụ thuộc vào khoa học cũng như dữ liệu. Việc cắt ngân sách cho WHO, thay vì tập trung cho các giải pháp, là một động thái nguy hiểm ở một thời khắc hiểm nghèo với thế giới”.

Trong khi đó, WHo cảnh báo virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn gấp 10 lần so với virus H1N1, gây đại dịch cúm toàn cầu năm 2009. Vì vậy, hơn lúc nào hết cần có sự chung tay của toàn thế giới.

Đáp lại chỉ trích và đe dọa cắt tiền tài trợ của Mỹ, Tổng Giám đốc WHo Tedros cho rằng không nên chính trị hóa dịch bệnh và kêu gọi thế giới đoàn kết. “Xin đừng chính trị hóa con virus này, nếu không muốn có thêm nhiều túi xác”- CNN dẫn lời ông Tedros.

Bác bỏ lời của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng WHo ngả về phía Trung Quốc, ông Tedros khẳng định: “Chúng tôi thân với tất cả các quốc gia, chúng tôi không mù màu”.

Một động thái rất đáng chú ý là sau quyết định của Tổng thống Trump, Quỹ Bill Gates đã tuyên

bố tăng tài trợ cho WHO thêm 150 triệu USD, nhằm thúc đẩy tốc độ tìm ra phương pháp chữa trị, vaccin “Không tài trợ cho WHO là một quyết định nguy hiểm và vô nghĩa khi cả thế giới đang đối mặt với khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19. Chúng ta cần một phản ứng phối hợp toàn cầu. WHO chính xác là tổ chức có thể xử lý đại dịch này”- Hãng tin Reuters dẫn lời bà Melinda Gates trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Bà Melinda là người đồng sáng lập Quỹ và cũng là vợ của nhà tỷ phú Bill Gates. Quỹ Bill & Melinda Gates là nhà tài trợ lớn thứ hai cho WHO, chỉ sau Mỹ.

Khẩu chiến” giữa Tổng thống Mỹ và WHO

-Ngày 17/3/2020: “Tôi đã cảm nhận được đây là một đại dịch từ lâu trước khi nó được gọi là đại dịch”- ông Trump nói khoảng 1 tuần sau khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

-Ngày 18/3: “Nên cẩn trọng trong việc sử dụng từ ngữ vì điều này có thể khiến liên tưởng đến các cá nhân cụ thể khi nhắc đến virus corona chủng mới”- phát biểu của Mike Ryan, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp WHO, được cho là nhắm tới ông Trump.

-Ngày 7/4: “WHO thật sự đã làm hỏng chuyện. Vì một số lý do, WHO được Mỹ tài trợ rất nhiều, song lại rất nghiêng về Trung Quốc”- ông Trump nói.

-Ngày 8/4: ”Xin đừng chính trị hóa con virus này, nếu không muốn có thêm nhiều túi xác”- Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

-Ngày 8/4: “Ông ấy (Tổng Giám đốc WHO) muốn chúng tôi mở biên giới, nhưng chúng tôi đã đóng mặc kệ ông ấy. Chúng tôi đưa ra một quyết định ngược lại WHO. Lúc ông ấy nói “chính trị hóa”, chính ông ấy mới đang chính trị hóa vấn đề”- ông Trump nói.

-Ngày 14/4: “Hôm nay tôi chỉ đạo cho chính quyền của mình ngừng tài trợ cho WHO, đồng thời tiến hành đánh giá vai trò của WHO trong việc quản lý kém và che giấu sự lây lan của dịch Covid-19”- ông Trump thông báo.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bước nguy hiểm trong một định hướng sai lầm?

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO