Quảng Nam: Triển khai các giải pháp phòng chống, khống chế dịch bệnh ở lợn

Tấn Thành - Chí Đại 08/03/2019 12:56

Ngày 8/3, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có công điện số 02/CĐ-UBND về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống, khống chế dịch bệnh ở lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam: Triển khai các giải pháp phòng chống, khống chế dịch bệnh ở lợn

Triển khai các giải pháp phòng chống, khống chế dịch bệnh ở lợn.

Theo công điện này, để ứng phó kịp thời khi phát sinh ổ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, khống chế tình trạng bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên đàn gia súc đang dây dưa, kéo dài hiện nay; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị liên quan thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện tất cả các biện pháp phòng, chống, khống chế bệnh DTLCP theo quy định của pháp luật về thú y.

Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn quản lý, đặc biệt là bệnh DTLCP. Trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh thêm ổ dịch mới. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn trái phép; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm và không thực hiện các biện pháp chống dịch dẫn đến lây lan.

Khi phát hiện có bệnh DTLCP, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra dịch trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương, áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp xử lý triệt để, kịp thời theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Khoanh vùng ổ dịch, tiêu hủy ngay toàn bộ số lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết, tuyệt đối không để các hộ nuôi tự ý bán chạy lợn làm dịch lây lan; tổng vệ sinh phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất,…) liên tục khu vực hộ có dịch, đường ra vào ổ dịch và khu vực có nguy cơ cao phát sinh dịch;…

Bên cạnh đó, thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật và các đoàn kiểm tra, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn. Xem xét thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn, sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp huyện (khi cần thiết). Thành phần gồm các lực lượng: Thú y, quản lý thị trường, công an và lực lượng liên quan.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Quảng Nam: Triển khai các giải pháp phòng chống, khống chế dịch bệnh ở lợn

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO