Vai trò của người uy tín ở Bắc Giang

Ngọc Hoa 03/04/2019 08:00

Những năm gần đây, đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Bắc Giang đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất; hình thành nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Cơ sở hạ tầng ngày một khang trang. Toàn bộ thôn, bản có điện lưới quốc gia; chất lượng giáo dục, y tế nâng cao… Có được kết quả này không thể kể đến vai trò của những người có uy tín tiêu biểu ở cơ sở.

Vai trò của người uy tín ở Bắc Giang

Mô hình trồng dưa chuột tập trung theo hướng an toàn tại xã Tiến Thắng thành công nhờ vào sự tuyên truyền, vận động của người có uy tín tiêu biểu.

Hiện tỉnh Bắc Giang có hơn 500 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Họ không chỉ có đóng góp lớn trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tham gia phát triển kinh tế, xã hội giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tham gia bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng đồng bào dân tộc.

Với kinh nghiệm và kết quả đạt được, người có uy tín trong cộng đồng DTTS, không chỉ làm giàu cho chính mình mà còn vận động, giúp đỡ bà con cùng tiến bộ. Tiêu biểu như ở huyện Lục Ngạn, rất nhiều người uy tín, đã gương mẫu áp dụng khoa học kỹ thuật đưa cây con giống mới vào sản xuất, phát triển kinh tế, như mô hình kinh doanh xăng dầu, trồng rừng của ông Diệp Văn Báo, xã Nam Dương; trang trại chăn nuôi tổng hợp VAC của ông Nguyễn Văn Báo, xã Quý Sơn; trồng cây ăn quả có múi của ông Nguyễn Văn Huân, xã Tân Quang. Có thể nói gười uy tín đóng vai trò lớn giúp thay đổi cách nghĩ, làm của người dân nơi đây.

Còn tại huyện Yên Thế, nơi có 14 dân tộc thiểu số, chiếm trên 27% dân số toàn huyện, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS đã tích cực tham gia giải quyết các công việc ở địa phương như: Tham gia tổ hòa giải ở cơ sở, giải quyết các tranh chấp về đất đai, mâu thuẫn trong gia đình, làng xóm, phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; đấu tranh bài trừ các tập tục, hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... Trong những năm qua, nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến an ninh trật tự ở cơ sở đã được số người có uy tín phát hiện, phản ánh và tham gia giải quyết có hiệu quả.

Ngoài ra, việc phát triển kinh tế bằng cách chuyển đổi cây trồng ở xã Tiến Thắng cũng được nhiều người dân nơi đây nhắc đến. Trước đây, bà con quen với lối canh tác truyền thống khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Kế hoạch hình thành vùng sản xuất rau màu tập trung đã được Ban Dân tộc tỉnh cụ thể hóa bằng mô hình trồng dưa chuột tập trung theo hướng an toàn. Người có uy tín cùng ban lãnh đạo thôn, bản nêu gương đưa giống mới vào sản xuất và đến từng nhà người dân thuyết phục bằng chính kết quả từ ruộng vườn nhà mình nên được bà con rất ủng hộ và làm theo.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương, toàn tỉnh Bắc Giang có 188 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 70 xã có người dân tộc thiểu số; có 7 dân tộc thiểu số với khoảng 240 nghìn người. Những năm gần đây, đồng bào vùng dân tộc thiểu số đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất; hình thành nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao. Cơ sở hạ tầng ngày một khang trang. Toàn bộ thôn, bản có điện lưới quốc gia; chất lượng giáo dục, y tế nâng cao. Ngoài những chính sách của Trung ương, UBND tỉnh Bắc Giang cũng có cơ chế riêng cho 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn…

Nhờ đó, chất lượng cuộc sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh được nâng lên; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3-4%/năm; an ninh trật tự được giữ vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vai trò của người uy tín ở Bắc Giang

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO