Địa ốc sang trọng và khu tập thể cũ nát: Khủng hoảng nhà ở tại Bồ Đào Nha

Minh Tuấn (The Guardian) 19/06/2022 10:49

Tại thành phố nơi mà người lao động phải chật vật "kiếm miếng cơm manh áo", những nhà đầu tư nước ngoài giàu có bị thu hút bởi mảnh đất Lisbon (Bồ Đào Nha) đầy tiềm năng, vô tình đẩy những mảnh đời cơ cực kia vào tình thế "màn trời chiếu đất".

Manuela Lopes chia sẻ về sự bất hạnh của mình kể từ thời điểm khu phố Lisbon nơi cô ở bắt đầu "chuyển mình" giống Brooklyn - tọa điểm nhộn nhịp và sầm uất của New York. Đó là giữa những năm 2010: loạt nhà kho trước đây ở giáo xứ Marvilan, nơi tầng lớp lao động cũ sinh sống buộc phải nhường chỗ cho không gian làm việc văn phòng, phòng trưng bày nghệ thuật, nhà máy bia, và các công ty khởi nghiệp công nghệ. Trong năm 2018, giá bất động sản trung bình trong khu vực lân cận đã tăng 79,8% so với năm trước.

Lopes, 77 tuổi, được sinh ra và lớn lớn trong một gia đình không mấy khá giả tại Santos Lima, một tòa nhà chung cư hai tầng từ thế kỷ 19, nơi cả ba thế hệ trong nhà cùng sinh hoạt và kiếm sống - cô, mẹ và bà.

Những đôi giày của những người vô gia cư được cho ở tạm thời tại một nhà thi đấu trong đợt đóng cửa do Covid-19 đầu tiên tại Lisbon.

Trong nhiều năm, Lopes cho rằng hợp đồng thuê nhà của cô được bảo vệ bởi bộ luật hiện hành của Bồ Đào Nha, nghiêm cấm bất kỳ ai trên 65 tuổi bị đuổi khỏi nhà nếu hợp đồng thuê của họ có hiệu lực từ trước năm 1990. Điều cô không biết là quyết định chuyển căn hộ trong cùng tòa nhà của mình đã hủy bỏ các điều khoản của hợp đồng thuê trước đó. Vào năm 2017, gia đình cô được thông báo phải rời khỏi nơi cư trú.

Trên khắp Lisbon, giá bất động sản tăng vọt, du lịch bùng nổ và nhiều người thuê nhà cũng rơi vào tình trạng khó khăn tương tự. Lopes và những người hàng xóm của cô đã phát hiện ra sau khi nhận được thông báo rời đi, họ được biết rằng Santos Lima đã được bán với giá 2,7 triệu euro, mặc dù có đến 17 hộ gia đình đang thuê. Chỉ vài tháng sau, tòa nhà đã có mặt trên thị trường với giá 7,2 triệu euro, được quảng cáo là có tiềm năng chuyển đổi thành chung cư tư nhân hoặc khách sạn.

Manuela Lopes sinh ra tại tòa nhà Santos Lima ở khu phố Marvila của Lisbon.

Những lần chạm mặt kỳ quặc trong tòa nhà kể từ đó không đếm xuể. Hàng loạt nhóm người lạ mặt bắt đầu xuất hiện tại các hành lang, yêu cầu những hộ dân thuê nhà phải chuyển đi. Cửa vào các căn hộ bị di dời và công việc xây dựng bắt đầu không lâu sau đó mà không cần phải thông báo.

Rita Silva, người đứng đầu tổ chức quyền nhà ở Habita , cho biết với hầu hết những người cao tuổi được bảo vệ bởi điều luật về nhà ở bị một số chủ nhà sử dụng biện pháp cưỡng chế, yêu cầu rời đi nhằm kiếm thêm lợi nhuận trong thời kỳ bùng nổ kinh tế.

Khu Bairro Alto đã trở thành một địa điểm giải trí về đêm ,nổi tiếng với nhiều quán bar và nhà hàng.

Bản thân tòa nhà đang trở nên xập xệ hơn theo ngày. Bên trong căn hộ của Lopes, các bức tường có lộ ra những mảng đen xì do ẩm mốc. Một số gia đình còn lại đang gắng cầm cự, nhưng Lopes đồng lương hưu dưới 400 euro một tháng, 147 euro trong số đó là tiền thuê nhà, đã bắt đầu thu dọn đồ đạc của mình. “Tôi sợ cái ngày đó sẽ ập đến và tôi sẽ phải rời đi.”

Thị trường bất động sản của Portugal hiện được đánh giá một trong những thị trường “năng động” nhất châu Âu. Hoạt động đầu tư nước ngoài được cho là góp phần thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của Bồ Đào Nha, nhưng “thiệt hại về tài sản thế chấp” gây ra cho cơ cấu xã hội của Lisbon, Porto và các thành phố khác là rất lớn.

Khu chợ chủ nhật tại khu phức hợp Nhà máy LX, một khu công nghiệp tập trung các quán bar, quán cà phê, nhà hàng và cửa hàng.

Việc không có khả năng chi trả tiền thuê nhà và vấn nạn "trục xuất" khỏi nơi cư trú không chỉ ảnh hưởng đến những người làm công ăn lương hoặc sống nhờ vào lương hưu, mà cả những người lao động bình thường và gia đình của họ. Hoàn cảnh của họ có thể bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2008.

Nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, năm 2012, giống như nhiều nước châu Âu khác, khi lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, Bồ Đào Nha đã đưa ra chính sách cấp visa vàng cho người nước ngoài, tức là được phép cư trú hợp pháp tại quốc gia này khi mua một tài sản bất động sản có giá từ 500.000 euro (559.000 USD) trở lên. Chính sách này đã phát huy tác dụng tạo ra làn sóng đầu tư ồ ạt vào bất động sản của Bồ Đào Nha, giúp nước này thu về hơn 1 tỷ euro từ các nhà đầu tư địa ốc nước ngoài

Một người vô gia cư ngủ ở Quảng trường Figueira, Lisbon.

Và kế hoạch trên được đánh giá là vượt ngoài tầm mong đợi khi 10.000 thị thực vàng đã được cấp cho những người mua không thuộc EU kể từ năm 2012 để đổi lấy hơn 5 tỷ euro đầu tư, phần lớn là đổ vào bất động sản. Các chủ sở hữu bất động sản mới chủ yếu đến từ Trung Quốc, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi và Nga.

Đầu năm nay, Luís Lima, chủ tịch hiệp hội chuyên về giải quyết bất ổn trong linh vực bất động sản (Apemip) Bồ Đào Nha cho biết, ông không còn nghi ngờ rằng các đặc quyền về bất động sản đã mang lại cho Bồ Đào Nha một “lối thoát” quan trọng khỏi những tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính.

Khách du lịch ngồi tại một quán cà phê trên sườn đồi ở quận Alfama.

Một biện pháp "thắt lưng buộc bụng" năm 2012 được thiết kế để giải quyết “sự khó khăn” trong thị trường cho thuê ở đô thị được gọi là “luật trục xuất”. Đến năm 2017, tỷ lệ người dân bị yêu cầu chuyển nhà đã tăng gấp đôi so với tỷ lệ năm 2013, tương đương với khoảng năm hộ gia đình mất nhà mỗi ngày .

Mendes nhận định rằng câu chuyện về sự thiếu hụt nguồn cung nhà ở chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Lisbon cho biết, số lượng nhà trống cao bất thường cho đến khoảng năm 2010. Ít nhất một phần ba các tòa nhà ở trung tâm lịch sử của Bồ Đào Nhà bị bỏ trống, nhiều tòa nhà đang trong tình trạng xuống cấp. Và đó là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư.

Các tòa nhà được thay tên đổi chủ với giá 1 triệu euro trong một đêm và chuyển nhượng vào sáng hôm sau với giá 1,7 triệu euro. Mendes cho biết: “Đôi khi chỉ cần cải tạo lại một chút, những bất động sản được mua với giá 60.000-70.000 euro cách đây sáu năm, nay đội giá lên tới 400.000-500.000 euro”.

Dulce Dengue và các con của cô bị đánh thức vào một buổi sáng sớm khoảng tháng 3/2021 bởi một toán người đàn ông hung dữ trong căn hộ ở Loures, một thị trấn thuộc khu vực Greater Lisbon, cách trung tâm thành phố 13 km về phía đông bắc. “Họ quát mắng và lục tung hết đồ đạc trong nhà. Trong vòng vài phút, họ đã thay ổ khóa và nói với tôi rằng tôi phải rời đi,” cô bộc bạch.

Dulce Dengue, ba đứa con và hai cháu gái của cô đã bị yêu cầu rời khỏi căn ở Loures, một thị trấn trong khu vực Greater Lisbon.
Dulce Dengue, ba đứa con và hai cháu gái của cô đã bị yêu cầu rời khỏi căn ở Loures, một thị trấn trong khu vực Greater Lisbon.

Dengue đã mất việc quét dọn may quần áo khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Cô thừa nhận rằng cô không thể chi trả tiền thuê nhà. Người mẹ đơn thân cùng ba đứa con của cô - đứa nhỏ nhất mới 18 tháng tuổi - và hai đứa cháu gái không có lấy một mái nhà để tạm trú. Bốn gia đình khác sống trong cùng khu nhà cũng trở thành người vô gia cư.

Hơn 11.000 gia đình sống đang sinh sống trong những túp lều hoặc các ngôi nhà tự xây dựng tập trung tại các khu ổ chuột hoặc các “khu định cư không chính thức” khác. Đáng kinh ngạc là những con số này không bao gồm những hộ gia đình quá đông thành viên hoặc những hộ gia đình có nguy cơ phải di dời.

Người vô gia cư sống trong những túp lều trên đường phố Lisbon.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Địa ốc sang trọng và khu tập thể cũ nát: Khủng hoảng nhà ở tại Bồ Đào Nha

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO