Hàn Quốc thử nghiệm trí tuệ nhân tạo AI trong quản lý đại dịch Covid-19

Mai Nguyễn (Theo The Japan Times)

Quốc gia này sẽ sớm triển khai một dự án thử nghiệm sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để theo dõi các ca mắc Covid-19, bất chấp những lo ngại về việc xâm phạ, quyền riêng tư.

Hàn Quốc thử nghiệm trí tuệ nhân tạo AI trong quản lý đại dịch Covid-19
Nhân viên y tế thực hiện xét nghiệm nhanh Covid-19 tại một địa điểm xét nghiệm tạm thời được thiết lập bên ngoài Ga Seoul ở thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Dự án mang đến hy vọng mới

Dự án do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng 1/2022 tại Bucheon, một trong những thành phố đông dân cư nhất Hàn Quốc ở ngoại ô Seoul.

Hệ thống này sử dụng thuật toán AI và công nghệ nhận dạng khuôn mặt để phân tích cảnh quay được thu thập bởi hơn 10.820 camera CCTV và theo dõi chuyển động của người bị nhiễm bệnh, bất kỳ ai tiếp xúc gần và xác định tình trạng đeo khẩu trang của họ.

Các chính phủ trên khắp thế giới đã chuyển sang sử dụng các công nghệ mới và mở rộng quyền lực pháp lý để cố gắng ngăn chặn làn sóng lây nhiễm Covid-19. Theo một báo cáo hồi tháng 3 của Trường Luật Columbia tại New York (Mỹ),  Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Ba Lan và Nhật Bản cũng như một số bang của Mỹ đều nằm trong số các chính phủ đã triển khai hoặc ít nhất là thử nghiệm các hệ thống nhận dạng khuôn mặt để theo dõi bệnh nhân Covid-19.

Các quan chức thành phố tại thành phố Bucheon cho biết, hệ thống sẽ làm giảm bớt sự căng thẳng cho các đội truy vết hiện đang làm việc quá sức trong một thành phố với dân số hơn 800.000 người, đồng thời giúp điều động các đội tìm kiếm này một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Hàn Quốc hiện nay đã có một hệ thống theo dõi liên lạc công nghệ cao, tích cực thu thập hồ sơ từ thẻ tín dụng, dữ liệu vị trí điện thoại di động và máy quay CCTV, cùng với các thông tin cá nhân khác.

Trong cuộc đấu thầu tài trợ quốc gia cho dự án thí điểm vào cuối năm 2020, Thị trưởng Bucheon, ông Jang Deog-cheon đã nhấn mạnh rằng, một hệ thống như vậy sẽ giúp việc truy tìm các trường hợp nhiễm bệnh nhanh hơn.

“Đôi khi phải mất hàng giờ để phân tích một đoạn phim CCTV duy nhất. Sử dụng công nghệ nhận dạng trực quan sẽ cho phép chúng tôi phân tích đó ngay lập tức”, ông Jang Deog-cheon đăng tải trên Twitter.

Người dân xếp hàng chờ đợi tại một trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 tạm thời được thiết lập bên ngoài Ga Seoul ở thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Người dân xếp hàng chờ đợi tại một trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 tạm thời được thiết lập bên ngoài Ga Seoul ở thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Hệ thống này cũng được thiết kế để khắc phục thực tế các nhóm truy tìm phải phụ thuộc nhiều vào lời khai của bệnh nhân Covid-19, những người không phải lúc nào cũng trung thực về các hoạt động và nơi ở của họ. Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin - Truyền thông Hàn Quốc cho biết, thời điểm  hiện tại, họ không có kế hoạch mở rộng dự án ra cấp quốc gia.

Hệ thống AI tại Bucheon có thể theo dõi đồng thời 10 người trong vòng 5 đến 10 phút, cắt giảm thời gian truy vết thủ công, vốn mất khoảng nửa giờ đến một giờ để theo dõi một người. Kế hoạch thí điểm sẽ kêu gọi một nhóm khoảng 10 nhân viên tại một trung tâm y tế công cộng sử dụng hệ thống nhận dạng do AI cung cấp.

Thành phố này nhận được số tiền 1,6 tỷ won (khoảng 24 tỷ đồng) từ Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin chính phủ Hàn Quốc và đã chi 500 triệu won (khoảng 6 tỷ đồng) ngân sách thành phố vào dự án xây dựng hệ thống.

Mối lo ngại về quyền riêng tư

Mặc dù đã có sự ủng hộ rộng rãi từ phía công chúng đối với các phương pháp theo dõi và truy vết hiện có, nhưng những người ủng hộ nhân quyền và một số nhà lập pháp Hàn Quốc đã bày tỏ lo ngại rằng chính phủ sẽ lưu giữ và khai thác những dữ liệu đó vượt xa nhu cầu của đại dịch.

“Sẽ không có vấn đề nào về quyền riêng tư ở đây vì hệ thống theo dõi bệnh nhân đã được xác nhận dựa trên Đạo luật Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm”,  một quan chức Bucheon khẳng định. “Trình theo dõi các ca bệnh đều tuân theo quy tắc đó nên không bao giờ xảy ra nguy cơ bị tràn dữ liệu hoặc xâm phạm quyền riêng tư”.

Người dân xếp hàng chờ đợi tại một trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 tạm thời được thiết lập bên ngoài Ga Seoul ở thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.
Người dân xếp hàng chờ đợi tại một trạm xét nghiệm nhanh Covid-19 tạm thời được thiết lập bên ngoài Ga Seoul ở thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg.

Các quy tắc yêu cầu bệnh nhân phải đồng ý cho phép sử dụng theo dõi nhận dạng khuôn mặt, nhưng ngay cả khi họ không đồng ý, hệ thống vẫn có thể theo dõi họ bằng cách sử dụng nhận dạng từ hình bóng và quần áo.

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết việc sử dụng công nghệ này là hợp pháp, miễn là chúng được sử dụng trong phạm vi của luật phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi để hòa nhập

Thay đổi để hòa nhập

Ngày 2/10, đại diện Pulse9 - Công ty AI (trí tuệ nhân tạo) của Hàn Quốc khẳng định, bất chấp các mối lo ngại họ vẫn đang nỗ lực tạo ra các "công dân AI".
Nhức nhối dòng người di cư

Nhức nhối dòng người di cư

Một thông báo từ Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, tính đến hết tháng 9/2023, số người thiệt mạng hoặc mất tích khi cố gắng vượt Địa Trung Hải ...
Eurozone đối diện suy thoái

Eurozone đối diện suy thoái

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) bao gồm 19/27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), với hơn 340 triệu người. Đây là một trong những đầu tàu kinh tế của ...
Ùn tắc giao thông vì… xe đạp

Ùn tắc giao thông vì… xe đạp

Giờ cao điểm trên Đại lộ Sébastopol ở Thủ đô Paris, Pháp, tình trạng tắc nghẽn rất nghiêm trọng, không chỉ tốn xăng, ô nhiễm, bấm còi mà vấn đề còn xuất hiện bởi ...

Tin nóng

Áp lực khi giá lương thực 'nhảy múa'

Áp lực khi giá lương thực 'nhảy múa'

Làm thế nào để nấu một bữa ăn khi không đủ khả năng chi trả cho nguyên liệu chính? Câu hỏi này đang được đặt ra trong nhiều hộ gia đình trên khắp thế giới khi họ phải đối mặt với tình trạng thiếu gạo, dầu ăn...

Xem nhiều nhất