Hiểm họa từ sạt lở

THANH TIẾN 04/06/2023 09:00

Gần 2 tháng nay, các địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ghi nhận hàng chục vụ sạt lở bờ sông, khiến nhiều căn nhà bị nhấn chìm, công trình giao thông bị chia cắt. Giới chuyên gia nhận định, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở là do lòng sông thiếu phù sa và thiếu cát do tác động của thủy điện và ảnh hưởng từ tình trạng khai thác cát dọc sông Mê Kông.

Sạt lở tại kênh Mái Dầm, điểm nóng sạt lở của huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang). Tính từ đầu năm đến nay toàn tỉnh xảy ra 27 điểm sạt lở; chiều dài sạt lở 593m; diện tích mất đất hơn 3.063 m².

Nghiên cứu khác chỉ ra rằng 2 con sông chính của ĐBSCL là sông Tiền và sông Hậu hiện nay sâu hơn 3 - 4m so với thời điểm cách đây khoảng 20 - 30 năm, kéo theo đó là hàng loạt vụ sạt lở. Thiếu phù sa, khai thác cát quá mức khiến lòng sông ngày càng sâu hơn, bờ sông cao, nặng và dốc hơn, dễ dàng đổ sụp. Vì vậy, cần có các giải pháp cấp bách để phòng chống sạt lở, bảo vệ đất đai và tài sản cho người dân.

7 căn nhà ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ bất ngờ nứt toác, sập xuống sông Cần Thơ khiến nhiều người tháo chạy.
Lực lượng chức năng giúp người dân di dời đồ đạc khỏi khu vực sạt lở ở huyện Phong Điền (TP Cần Thơ).
Sạt lở tại phường Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ khiến giao thông bị chia cắt.
Một điểm sạt lở tại Kênh Mái Dầm, huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) đang được gia cố, khắc phục.
3 căn nhà dân ở hiện trường vụ sạt lở tại cù lao Lục Sĩ Thành trước nguy cơ đổ sụp xuống sông.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hiểm họa từ sạt lở

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO