Hướng dẫn người dân chủ động phòng dịch sốt xuất huyết

Ngọc Hải 01/09/2017 14:30

Sốt xuất huyết đã và đang hoành hành tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có những cách làm sáng tạo, tuyên truyền, hướng dẫn bà con loại bỏ ổ dịch, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.


Cán bộ y tế hướng dẫn người dân cách diệt lăng quăng (bọ gậy) phòng sốt xuất huyết.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Trong đó gần 70.000 trường hợp phải nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm 2016, số mắc tăng 33,5%, số tử vong tăng 5 trường hợp.

Riêng Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã có 17.300 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH). Hà Nội đang lập kỷ lục mới về SXH. Ông Trần Đắc Phu nhận định, dịch bệnh tại Hà Nội đang tăng nhanh, tăng cao và xảy ra trên diện rộng, nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát, lan rộng và kéo dài.

Ngành y tế lo ngại tình trạng quá tải sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm chéo các bệnh nhiễm trùng khác ngoài SXH như tiêu chảy, viêm phổi... Ý kiến của các bác sĩ cho rằng, các bệnh viện tuyến dưới nên giữ bệnh nhân lại điều trị, không chuyển tuyến lên tuyến trên nếu không phải cần thiết. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần phải bình tĩnh, với các trẻ chỉ định điều trị tại nhà thì phụ huynh nên tuân thủ điều trị, tránh trường hợp xin nhập viện để có nguy cơ lây nhiễm chéo.

Khẩn trương dập dịch, những ngày qua, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội huy động tổng lực hàng chục máy phun hóa chất các loại, tổ chức phun hóa chất trên diện rộng tại địa bàn các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, một số phường thuộc hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Hoàng Mai – những điểm nóng về dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, nhiều địa phương cũng sáng tạo ra các cách làm hay để dập dịch.
Đắk Lắk: Khoanh vùng xử lý kịp thời

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã có 977 ca mắc bệnh sốt xuất huyết và 15 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có người mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó, tập trung nhiều nhất là thành phố Buôn Ma Thuột với 220 ca. Cùng với TP. Buôn Ma Thuột là huyện M’Đrắk, Buôn Đôn, Lắk, trong đó, xã Yang Tao (huyện Lắk) có số ca bệnh cao nhất với 55 trường hợp.

Tuy nhiên, đến nay, số ca mắc ở tỉnh Đắk Lắk đã giảm 62% so cùng kỳ năm ngoái. Để có được kết quả này, thời gian qua ngành Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào các dân tộc chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch, bệnh sốt xuất huyết; tăng cường kiểm tra, giám sát khoanh vùng xử lý kịp thời.

Đặc biệt, ngành Y tế tỉnh phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các đơn vị thông tin đại chúng hướng dẫn đồng bào các dân tộc phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, xử lý tốt vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng làm nơi đẻ trứng của muỗi. Hướng dẫn bà con chủ động phòng, chống không để muỗi đốt, nhất là đồng bào ở các địa bàn có các ổ dịch trước đây, đồng bào ở lại trên nương rẫy phải mặc quần áo dài tay, khi ngủ phải mắc màn, đồng thời, có các biện pháp phòng diệt trừ muỗi.

Đồng bào các dân tộc được ngành y tế hướng dẫn khi có các biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, người mỏi mệt…cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, chữa kịp thời, không tự ý mua thuốc về nhà điều trị hoặc không rước “thầy cúng” về cúng dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 trường hợp tử vong. Trong đó gần 70.000 trường hợp phải nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm 2016, số mắc tăng 33,5%, số tử vong tăng 5 trường hợp. Trong đó, đứng đầu là TP.HCM với 16.500 người mắc, Hà Nội gần 14.000...

Nghệ An: Kiểm soát và xử lý tốt dịch
Còn tại Nghệ An, đến nay đã có 106 người mắc sốt xuất huyết và 4 người nghi ngờ mắc. Công tác khống chế, kiểm soát dịch gặp nhiều khó khăn, các ca mắc mới liên tục xuất hiện, nguy cơ bùng phát dịch ở tỉnh là rất lớn. Để khẩn trương dập và phòng chống dịch, ngành Y tế Nghệ An yêu cầu UBND huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn tích cực tổ chức diệt loăng quăng, bọ gậy và duy trì hoạt động 1 tuần/lần tại các khu vực có nguy cơ cao, 2 tuần/lần tại các khu vực còn lại; phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết, tại 100% các gia đình tại khu vực ổ dịch theo chỉ đạo của ngành y tế.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp, phòng chống sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác thường trực khám, chữa bệnh truyền nhiễm phát hiện sớm bệnh, điều trị kịp thời các ca bệnh có diễn tiến nặng lên, hạn chế tối đa trường hợp tử vong.

Đồng thời, ngành y tế cũng huy động cán bộ, nhân dân chủ động diệt lăng quăng tại các khu dân cư; tăng cường công tác tuyên tuyền nâng cao nhận thức người dân về các biện pháp phòng-chống SXH. Trung tâm Y tế huyện cũng đã bố trí đầy đủ giường bệnh, tập trung và huy động thêm nguồn nhân lực ở tuyến xã để kịp thời chữa trị cho bệnh nhân. Đến thời điểm này có thể nói tình hình SXH trên địa bàn huyện vẫn đang được kiểm soát và xử lý tốt.

Muỗi vằn Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng từ 8- 10 giờ. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti là có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn.

Phân biệt muỗi vằn để phòng sốt xuất huyết
Muỗi vằn Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết thường đốt người vào ban ngày, nhất là vào buổi sáng từ 8- 10 giờ. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đặc điểm nhận dạng muỗi Aedes aegypti là có màu đen; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn thường sống trong nhà, gần người, trú đậu nơi có ánh sáng yếu, thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
Muỗi vằn cái thường đốt người vào ban ngày, mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Đặc biệt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu. Muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.
Muỗi vằn Aedes thường đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hướng dẫn người dân chủ động phòng dịch sốt xuất huyết

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO