Khẩn cấp gỡ khó

Ngọc Mai

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 31 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong mua sắm thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trước đó, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 đã được các bệnh viện và người dân rất hoan nghênh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để các nghị quyết, nghị định sớm phát huy tác dụng thì phải gỡ vướng được ở Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, kể cả các bệnh viện trong việc nhanh chóng mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Thời gian qua, tình trạng thiếu thuốc, thiếu máy móc chẩn đoán, điều trị phổ biến tại các bệnh viện, kể cả những bệnh viện hàng đầu của cả nước như Việt Đức, Chợ Rẫy…

Đón nhận Nghị định 07 và Nghị quyết 30, bác sĩ Trần Kỳ Hậu - Giám đốc Trung tâm Y tế TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) cho biết, trước đây đơn vị được Sở Y tế tỉnh Bình Định cho phép thực hiện dự án “Cung cấp trang thiết bị y tế” sử dụng vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc trị giá 3 triệu USD. Dự án này phải đấu thầu quốc tế nhưng các nhà thầu quốc tế không chấp nhận kê khai giá trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế Việt Nam. Vì vậy, dự án đã phải dừng lại. Nay Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành đã tháo gỡ nút thắt này.

Giới chuyên gia y tế cho biết, Nghị quyết 30 về tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã sửa đổi khá nhiều so với Nghị quyết 144 ngày 5/11/2022 của Chính phủ. Vì trên thực tế có những gói thầu trang thiết bị, vật tư y tế không thể tìm được 2 đến 3 báo giá, vì nhà phân phối độc quyền hoặc không có thẩm định giá. Nghị quyết 30 của Chính phủ đã khắc phục tình trạng các cơ sở y tế rơi vào chỉ định thầu. Đây là những nút thắt lớn được tháo gỡ trong việc mua sắm thuốc, vật tư trang thiết bị y tế.

Một điểm mới nữa trong Nghị quyết 30 là cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh. Các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng trang thiết bị y tế này được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán.

Như vậy, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã giúp ngành y tế trút được gánh nặng trên vai. Tuy nhiên, Nghị quyết số 30 mới chỉ thí điểm áp dụng cho các gói thầu trong năm 2023. Như vậy, chỉ còn 9 tháng để thực hiện.

Nhiều ý kiến cho rằng muốn Nghị định 07 và Nghị quyết 30 thực sự gỡ khó cho ngành y thì cần đảm bảo 3 yếu tố. Thứ nhất, đó là Bộ Y tế trong vai trò quản lý nhà nước cần sớm ban hành hướng dẫn xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế, hoàn thành trong thời gian sớm nhất để thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Thứ hai là UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thành lập hội đồng phê duyệt đề nghị của Sở Y tế, các bệnh viện tại địa phương, không “nhìn trước ngó sau”, né tránh, sợ trách nhiệm, sợ sai dẫn đến chậm trễ, gây bức xúc. Và thứ ba, đó chính là các bệnh viện có nhu cầu mua thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế. Bản thân nhiều bệnh viện thời gian qua cũng rất thụ động trong việc này, trước hết là do các quy định cũ quá chặt chẽ thiếu thực tế, thiếu hướng dẫn cụ thể của ngành và lãnh đạo bệnh viện cũng lại mắc bệnh sợ sai.

Những điều đó dẫn tới việc bệnh viện khó khăn trong hoạt động, người bệnh thiệt thòi không được khám, chữa bệnh đầy đủ, nhất là với bệnh nhân có bảo hiểm y tế. Do các bệnh viện thiếu thuốc, vật tư y tế, người bệnh phải bỏ ra rất nhiều tiền để mua bên ngoài. Bệnh viện có thể chờ khi nào cơ chế thông thoáng nhưng người bệnh thì không thể chờ được. Chậm một ngày một giờ, có khi chỉ chậm một vài phút thì tính mạng người bệnh đã bị đe dọa. Việc lùi thời gian nhập viện điều trị cũng làm cho bệnh của nhiều người tăng nặng, cuộc sống đã khó khăn lại càng thêm ngột ngạt.

Trở lại với Nghị quyết 31, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 của Chính phủ ban hành liên tiếp chỉ trong mấy ngày qua cho thấy Chính phủ quyết tâm tháo gỡ vướng mắc của ngành y tế, tất cả vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Những khó khăn cơ bản trước mắt đã được tháo gỡ, tuy nhiên về lâu dài cần xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng hơn nữa cho hoạt động của ngành y, một lĩnh vực với nhiều đặc thù và vô cùng quan trọng.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Phải minh bạch bảo hiểm nhân thọ

Phải minh bạch bảo hiểm nhân thọ

Phát biểu tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội, bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (đại biểu Quốc hội đoàn Bắc Kạn) cho biết, người dân rất ...
Chặn đứng lãng phí

Chặn đứng lãng phí

Nhiều ý kiến cho rằng cần xác định lãng phí cũng như tham nhũng, gây hại rất lớn khi phung phí nguồn lực của đất nước.
Ngăn chặn lợi ích nhóm

Ngăn chặn lợi ích nhóm

Dự thảo Quy định về “Kiểm soát quyền lực phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật” đã và đang được Ủy ban Tư pháp của ...
Vì sao EVN thua lỗ?

Vì sao EVN thua lỗ?

Trong bối cảnh đó, nỗi lo cắt điện và điện lại có thể lên giá càng làm cho mùa hè nóng nực hơn.
Bẫy ngầm của đa cấp biến tướng

Bẫy ngầm của đa cấp biến tướng

Đa cấp biến tướng là bóng ma ám ảnh nhiều gia đình. Gần đây, nó lại “giăng bẫy” dẫn dụ không ít công nhân ở các khu công nghiệp.

Tin nóng

Phải minh bạch bảo hiểm nhân thọ

Phải minh bạch bảo hiểm nhân thọ

Phát biểu tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội, bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (đại biểu Quốc hội đoàn Bắc Kạn) cho biết, người dân rất bức xúc trong vấn đề bảo hiểm nhân thọ. Từ đó, đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ Tài chính thanh tra toàn diện hoạt động bảo hiểm nhân thọ; Bộ Công an xác minh, làm rõ có hay không dấu hiệu lừa đảo, lừa dối khách hàng, nếu có đề nghị khởi tố điều tra.

Xem nhiều nhất