Nền tảng số: Xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh mới

M.Loan 11/11/2021 12:11

“Phát triển các mô hình kinh doanh mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo cách thế nào?

Câu hỏi ấy được các diễn giả tìm lời giải đáp trong hội thảo cùng tên nằm trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 lần thứ ba - Industry Summit 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các bộ ngành tổ chức. Hội thảo có sự chủ trì của TS. Nguyễn Thành Phong, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ và Đại diện lãnh đạo Cục Thương mại điện tử, Bộ Công thương.

TS.Nguyễn Thành Phong- Phó Ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, TS.Nguyễn Thành Phong cho rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.

Quả thực, kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

Và đây là lúc, chúng ta cần tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Trên quan điểm ấy, các chuyên gia đã tập trung phân tích, chia sẻ chuyên sâu xoay quanh những vấn đề về bối cảnh và các xu thế lớn của công nghiệp hóa-hiện đại hóa trên thế giới và trong khu vực, từ đó nhận diện và đưa ra những tư duy và tiếp cận mới về các vấn đề về phát triển kinh tế số; việc tận dụng nền tảng công nghệ để chuyển đổi số trong các ngành dịch vụ, ngành bất động sản, gọi xe công nghệ, số hóa nền thương mại nội địa bằng thương mại điện tử, các dịch vụ nội dung số và sự cạnh tranh với các nền tảng số xuyên biên giới… nhằm thúc đẩy sự phục hồi hậu Covid-19 trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và làm thế nào để thay đổi và phát triển các mô hình kinh doanh mới nhằm thích ứng với xu hướng tiêu dùng mới từ sản xuất đến phân phối, vận chuyển, tiêu thụ và đề xuất những giải pháp tốt nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong tình hình mới?

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nền tảng số: Xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh mới

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO