Ngày càng có nhiều người trẻ mắc đái tháo đường

Đức Trân

PGS.TS Tạ Văn Bình- nguyên Giám đốc BV Nội tiết trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Trường ĐH Y Hà Nội) vừa cho biết, hiện nay có tình trạng gia tăng người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và  đang ngày càng trẻ hoá. Đái tháo đường tuýp 2 được xem là điển hình cho các bệnh không lây.

Theo ông Bình, tuổi trung bình của người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 trên thế giới là 40 tuổi. Hiện nay, tại Việt Nam, đã có trẻ mới 9 tuổi đã mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. “Cách đây 30 năm, để tìm ra một bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 ở độ tuổi 40 rất khó. Đến giờ những bệnh nhân này rất nhiều ” - ông Bình cho biết thêm.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu người vào năm 2045. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 70% người mắc không biết mình bị bệnh. Có 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh đái tháo đường đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỉ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỉ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế cả nước mới chỉ có 29% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71%.

Trong khi đái tháo đường tuýp 1 không thể dự phòng được nhưng chiếm tỉ lệ không lớn thì đái tháo đường tuýp 2 lại có nhiều yếu tố ảnh hưởng liên quan đến  hành vi lối sống như sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và carbohydrate tinh chế cao, lối sống hiện đại ít vận động...

Các hành vi này cùng phối hợp làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì và sự phát triển của đái tháo đường tuýp 2. Can thiệp thay đổi các hành vi này góp phần ngăn ngừa sự gia tăng của bệnh.

Cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn lựa thực phẩm thông minh, ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây trong mỗi bữa ăn chính, bổ sung sữa và chế phẩm từ sữa trong khẩu phần hàng ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoặc ăn quá nhiều bột đường…, tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả, chọn lựa bột đường hấp thu chậm như gạo lứt, các loại hạt nguyên vỏ nguyên cám, sữa có chỉ số GI thấp… phân bố bữa ăn hợp lý, ăn đủ bữa, không bỏ bữa ăn sáng.

Kết hợp lối sống lành mạnh năng vận động, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá... Giảm cân nếu có thừa cân béo phì, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng.

Bệnh đái tháo đường thường diễn biến âm thầm, có thể không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì, do đó để không bỏ sót bệnh nên tầm soát giúp chẩn đoán sớm, nên xét nghiệm đường máu định kỳ hàng năm ở người từ 45 tuổi trở lên, hoặc thường xuyên hơn (3-6 tháng/lần) ở những người có nguy cơ cao đái tháo đường như người thừa cân béo phì, béo bụng, người có người thân ruột thịt bị đái tháo đường, phụ nữ sinh con > 4kg, người rối loạn lipid máu…

Vì vậy, theo PGS.TS Tạ Văn Bình, việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh đái tháo đường giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Hệ lụy khi bệnh tâm thần phân liệt tái phát

Hệ lụy khi bệnh tâm thần phân liệt tái phát

Tâm thần phân liệt là một bệnh lý tâm thần nặng, tương đối phổ biến. Đáng báo động hơn khi căn bệnh này thường gặp ở người trẻ - phần lớn trong độ tuổi 15-35.
Hiểm họa từ món cá chép ủ chua

Hiểm họa từ món cá chép ủ chua

Ngày 20/3, trao đổi với PV Báo Đại Đoàn Kết, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, từ ngày 7/3 đến nay trên địa bàn huyện Phước Sơn đã xảy ...
Ngày 20/3: Còn 5 ca Covid-19 nặng phải thở oxy

Ngày 20/3: Còn 5 ca Covid-19 nặng phải thở oxy

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 20/3 của Bộ Y tế cho biết, có 7 ca mắc mới, giảm so với ngày trước đó; Trong ngày không có bệnh nhân nào khỏi; hiện còn 5 ca ...
Đã đến lúc chuyển Covid-19 thành bệnh lưu hành?

Đã đến lúc chuyển Covid-19 thành bệnh lưu hành?

Nhiều tháng gần đây, Covid-19 đã và đang được kiểm soát ổn định tại nước ta, số ca mắc mới, số ca bệnh nặng và số ca tử vong đều ở mức rất thấp. Trước tình hình này, ...
Tóc bạc sớm có đáng lo?

Tóc bạc sớm có đáng lo?

Tóc bạc thường gặp ở những người cao tuổi, song giờ đây, hiện tượng tóc bạc sớm lại trở nên thường gặp ở những người trẻ tuổi. Điều đó có đáng lo ngại?

Tin nóng

Xem nhiều nhất