Phải chăng một bộ phận thẩm phán còn tâm lý nể nang, né tránh?

Việt Thắng

Đề xuất thành lập toà chuyên biệt xét xử các vụ án hành chính ở cấp tỉnh để khắc phục tình trạng nể nang.

Phải chăng một bộ phận thẩm phán còn tâm lý nể nang, né tránh?
Bà Mai Thị Phương Hoa chất vấn.

Sáng 20/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn đối với Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình. ĐB Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho rằng, tỷ lệ án hành chính bị huỷ, sửa do nguyên nhân chủ quan vẫn còn cao. “Phải chăng một bộ phận thẩm phán còn tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm. Đề nghị Chánh án có giải pháp căn cơ để xử lý vấn đề này”, bà Hoa chất vấn.

Trả lời, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết, đang còn nhiều tồn tại xung quanh án hành chính đó là tỷ lệ thường thấp hơn so với yêu cầu của Quốc hội. Năm 2022 với nỗ lực của toà án thì tỷ lệ xét xử án hành chính có tăng hơn. Tỷ lệ huỷ, sửa án hành chính nhiều hơn loại án khác, có năm lên đến 4% trong khi Quốc hội chỉ cho phép huỷ, sửa 1,5%. Bản án có hiệu lực nhưng không được thực thi, UBND các cấp không thi hành nghiêm túc, gây bức xúc cho người dân.

Trước vấn đề có phải do thẩm phán nể nang hay không?, Chánh án Bình thừa nhận việc nể nang là có thật, nhất là khi xét xử vụ án liên quan UBND cùng cấp, nhưng không phải nhiều. Còn tuyệt đại đa số thẩm phán phát huy bản lĩnh, chuyên nghiệp, xét xử nghiêm túc.

Ông Bình cũng khẳng định sự nể nang không phải là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ huỷ, sửa án hành chính cao. Nguyên nhân còn có việc cung cấp tài liệu của UBND các cấp cho người dân không đầy đủ. Trong án hành chính thì trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ thuộc các bên. Việc chuẩn bị đủ hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử. Thông thường UBND các cấp phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu theo yêu cầu của người dân nhưng việc cung cấp hạn chế nên tài liệu không đủ.

Một nguyên nhân quan trọng khác là sự tham gia của chính quyền các cấp trong các phiên toà hành chính còn hạn chế. Theo quy định, Chủ tịch UBND khi bị kiện phải ra toà, hoặc chỉ được uỷ quyền đến cấp phó, nhưng thông thường với án hành chính cấp tỉnh, việc chủ tịch ra toà còn hạn chế. Đây là nguyên nhân chính khiến án hành chính bị huỷ, sửa chậm được khắc phục.

Đề cập đến giải pháp, Chánh án Bình cho biết, đã tổ chức hội nghị chánh án 4 cấp toàn quốc thảo luận và đề ra 14 giải pháp, trong đó có đề xuất thành lập toà chuyên biệt xét xử các vụ án hành chính ở cấp tỉnh để khắc phục tình trạng nể nang.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Chắt chiu từng cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp

Chắt chiu từng cơ hội hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều lĩnh vực sản xuất sụt giảm, cộng đồng doanh nghiệp đặt rất nhiều kỳ vọng kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ có những quyết sách ...

Tin nóng

Tháo gỡ bất cập, 'trị bệnh sợ sai'

Tháo gỡ bất cập, 'trị bệnh sợ sai'

Ngày 31/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023. Ngoài các ý kiến làm “nóng” nghị trường khi đề cập tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa quyết liệt, có tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai..., một số Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh: Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, để

Xem nhiều nhất