Giám sát quyền lực khi không còn HĐND quận, phường

H.Vũ 23/05/2020 22:00

Ngày 23/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác. Theo mô hình này, cấp quận và phường không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính là UBND quận và UBND phường.

Giám sát quyền lực khi không còn HĐND quận, phường

Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình Luật Cư trú. Ảnh: Quang Vinh.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, dự thảo Nghị quyết cho phép thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng theo hướng xây dựng mô hình tổ chức 1 cấp chính quyền địa phương (cấp thành phố); và 2 cấp hành chính (quận, phường). Theo mô hình này, chính quyền thành phố được tổ chức thành một cấp chính quyền địa phương gồm: HĐND và UBND. Cấp quận và phường không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính là UBND quận và UBND phường. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức cũng được thí điểm đổi mới như: tăng cường vai trò giám sát của HĐND thành phố tại quận, phường và quyền dân chủ, quyền đại diện của người dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp để giám sát các hoạt động của quận, phường khi không tổ chức HĐND; quy định UBND quận, phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ nhằm phù hợp chức năng là cơ quan hành chính tại quận, phường khi không tổ chức HĐND quận, phường.

Thẩm tra nội dung trên, bày tỏ quan điểm đồng tình với những quy định của dự thảo Nghị quyết, nhưng để tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực trong điều kiện không tổ chức HĐND ở cả quận, và phường, ông Hoàng Thanh Tùng- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị: Bổ sung thẩm quyền cho HĐND thành phố tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận để cụ thể hóa cơ chế chịu trách nhiệm trước HĐND thành phố của chức danh này. Đồng thời có cơ chế tăng cường hoạt động giám sát của HĐND thành phố đối với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân quận trong điều kiện không tổ chức HĐND quận.

Cùng ngày, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Theo đó, trước yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân và chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào đăng ký, quản lý cư trú đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cư trú; trong đó, việc xây dựng, ban hành Luật Cư trú (sửa đổi) là cần thiết. Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng thay thế phương thức quản lý cư trú từ thủ công là sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy bằng việc quản lý thông qua dữ liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể là sử dụng mã số định danh cá nhân của công dân để truy cập, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu này chạy trên mạng được chia sẻ, kết nối với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan. Việc sử dụng cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân, gồm: Cấp đổi sổ hộ khẩu; Cấp lại sổ hộ khẩu; Cấp giấy chuyển hộ khẩu; Cấp đổi sổ tạm trú; Cấp lại sổ tạm trú; Điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; gia hạn tạm trú.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giám sát quyền lực khi không còn HĐND quận, phường

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO