Tăng cường năng lực ứng phó với dịch bệnh

Nghĩa Toàn

Bộ Y tế vừa có Quyết định số 788/QĐ-BYT ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2025. Tại Quyết định này, Bộ Y tế đặt ra 10 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, trong đó, tập trung tăng cường năng lực chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh, đặc biệt là phòng, chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Theo Bộ Y tế, dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Cụ thể, chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế còn chênh lệch giữa các tuyến, vùng, miền; chưa thực hiện được chăm sóc toàn diện người bệnh. Quản lý sức khỏe người dân chưa được thường xuyên, liên tục và có hiệu quả. Tại một số bệnh viện trung ương, thành phố lớn vẫn còn tình trạng quá tải.

Bên cạnh đó, một số dịch bệnh lưu hành, kể cả có thể dự phòng bằng vaccine như sởi, bạch hầu... chưa được kiểm soát hoàn toàn. Tỷ lệ tiêm chủng ở một số vùng, nhóm dân tộc còn thấp, nhất là các nhóm dân di cư.

Mặt khác, công tác phòng, chống, quản lý các bệnh không lây nhiễm còn có những hạn chế. Truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe còn chưa đáp ứng yêu cầu. Tình hình an toàn thực phẩm còn diễn biến phức tạp. Thu nhập, chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, đời sống một bộ phận cán bộ y tế còn nhiều khó khăn…

Bộ Y tế cũng cho rằng, công nghiệp dược, thiết bị y tế chưa phát triển đáp ứng yêu cầu, phụ thuộc vào nguyên liệu ở nước ngoài. Quản lý giá, mua sắm đấu thầu trang thiết bị y tế, thuốc ở một vài nơi còn chưa chặt chẽ. Bán thuốc không theo kê đơn còn phổ biến.

Tại Quyết định 788, Bộ Y tế đặt ra 10 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, trong đó, tập trung tăng cường năng lực chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh, đặc biệt là phòng, chống dịch Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Cùng với đó, từng bước kiểm soát các yếu tố có hại đến sức khỏe liên quan đến ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, sức khỏe lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, phòng, chống tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, lối sống và hành vi, nâng cao sức khỏe người dân, phòng, chống và quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm.

Đặc biệt, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh tật; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, phát huy vai trò công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và hoạt động chuyên môn y tế. Tăng tỷ trọng chi tiêu công cho y tế, 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế, giảm chi tiêu tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe.

Bộ Y tế cũng yêu cầu, đẩy mạnh các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở tất cả các tuyến; thực hiện lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm; tăng cường đào tạo, luân phiên hai chiều cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ; xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh, hướng tới thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh.

Cùng với đó, củng cố vững chắc hệ thống tiêm chủng, thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, an toàn, nhất là ở các “vùng lõm” tiêm chủng. Tăng số vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng phù hợp với khả năng ngân sách. Đẩy mạnh công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người, bệnh ký sinh trùng.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Robot phẫu thuật ung thư phổi

Robot phẫu thuật ung thư phổi

Các chuyên gia Bệnh viện K và Nhật Bản vừa phối hợp thực hiện thành công ca phẫu thuật ung thư phổi ứng dụng hệ thống Robot Davinci thế hệ Xi đầu tiên tại Việt Nam.
Nghỉ hè, tránh nguy cơ béo phì ở trẻ

Nghỉ hè, tránh nguy cơ béo phì ở trẻ

Nghỉ hè là thời điểm trẻ dễ tăng cân mất kiểm soát, chính bởi trẻ được nghỉ học, ít vận động và tâm lý của các bậc phụ huynh muốn thoải mái trong chuyện ăn ngủ của ...
Nỗi buồn đuối nước

Nỗi buồn đuối nước

Mới bước vào kỳ nghỉ hè nhưng đã xảy ra một số vụ đuối nước. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng tình trạng trẻ tắm sông, tắm trong ao hồ, tắm biển khi không có người ...
Vì sao ngộ độc botu-linum xảy ra liên tiếp?

Vì sao ngộ độc botu-linum xảy ra liên tiếp?

Sau khi chùm ca ngộ độc do ăn pate chay được phát hiện từ năm 2020, thời gian vừa qua nhiều ca ngộ độc botulinum xảy ra liên tiếp trong thực phẩm cá muối chua, giò ...
Mùa hè, đề phòng bệnh dại

Mùa hè, đề phòng bệnh dại

Bệnh dại ở động vật, đặc biệt là thú nuôi trong gia đình như chó, mèo thường có nguy cơ tăng cao vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm.

Tin nóng

Robot phẫu thuật ung thư phổi

Robot phẫu thuật ung thư phổi

Các chuyên gia Bệnh viện K và Nhật Bản vừa phối hợp thực hiện thành công ca phẫu thuật ung thư phổi ứng dụng hệ thống Robot Davinci thế hệ Xi đầu tiên tại Việt Nam.

Xem nhiều nhất