Thêm thuốc giả bị phát hiện

Đức Trân 04/01/2018 23:00

Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) lại vừa tiếp tục một lô thuốc giả. Cụ thể  mẫu thuốc Lincomycin 500mg giả được Trung tâm kiểm nghiệm Gia Lai lấy mẫu tại quầy thuốc Hồng Loan (thôn 2, xã Thắng Hưng, huyện Chư PRông, tỉnh Gia Lai).

Thuốc viên nang Lincomycin 500mg giả được phát hiện tại Gia Lai mạo danh Công ty Cổ phần dược và vật tư y tế Thanh Hóa có SĐK VD-13906-11, số lô 175, HD 6/12/2019.

Cục Quản lý Dược đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP thông báo cho các cơ sở kinh doanh không được buôn bán, sử dụng thuốc mang tên viên nang Lincomycon 500mg có số đăng ký, số lô, hạn sử dụng như trên. Cùng với đó, cần phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh nguồn gốc của viên nang Lincomycon 500mg giả. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.

Để phân biệt thuốc Lincomycin 500mg giả, cần chú ý các đặc điểm sau: Viên nang Lincomycin 500mg thật có bột kết tinh màu trắng hoặc ngà, có ánh lấp lánh. Khi đốt cháy bột có mùi khét. Vỉ thuốc có rãnh dọc cắt hờ không liên tục hoặc đứt đoạn nhưng thẳng hàng nhau. Logo và ký hiệu GMP thẳng hàng hai bên cột thuốc. Viên nang Lincomycin 500mg thật có số lô và hạn dùng ở đầu vỉ.

Trong khi đó, viên nang Lincomycon 500mg giả có bột lẫn hạt màu vàng xám, không lấp lánh, khi đốt bột mùi không rõ. Vỉ thuốc có rãnh dọc cắt hờ từng đoạn không đều, logo và ký hiệu GMP so le hai bên cột thuốc, số lô và hạn dùng ở cuối vỉ.

Thuốc Lincomycon 500mg thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, được chỉ định điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng ở tai mũi họng, phế quản phổi, miệng, da, sinh dục, xương khớp...

Tại Việt Nam, tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng rất nhiều. Hầu như tháng nào, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng có quyết định đình chỉ, thu hồi sản phẩm thuốc kém chất lượng. Đơn cử gần đây nhất vụ thuốc tẩy giun Fugacar của Công ty Janssen Pharmaceutica N.V., Beerse (Bỉ) mà cơ quan chức năng phát hiện tại một số nhà thuốc tại TPHCM. Thuốc Fugacar giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện những điểm khác nhau khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng, thuốc thật và giả khi để cạnh nhau. Nhưng điểm khác này không phải người tiêu dùng nào cũng phát hiện được.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết khoảng 11% thuốc chữa bệnh tại các quốc gia đang phát triển là thuốc giả và có thể là nguyên nhân mỗi năm gây tử vong cho hàng chục nghìn trẻ em mắc các chứng bệnh như sốt rét hay sưng phổi.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thêm thuốc giả bị phát hiện

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO