'Xin - cho' làm giảm sức cạnh tranh

Nhật Minh 10/12/2016 09:10

Kaizen, 6 Sigma 5S… là những công cụ đo lường quy chuẩn chất lượng có vai trò quyết định sự phát triển, nâng sức cạnh tranh của cộng đồng DN trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, số lượng DN sử dụng các công cụ này còn hạn chế, thay vào đó là những thiết bị máy móc cũ lạc hậu. Nếu không cải thiện tình trạng này, nội lực của cộng đồng DN khó có thể được nâng lên. Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội nghị “Thúc đẩy cải tiến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành côn

Ngành thép đang sử dụng nhiều thiết bị, dây truyền lạc hậu.

Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với nhiều nước, khu vực và sẽ tiếp tục ký kết thêm nhiều các FTA trong thời gian tới. Để đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ hội nhập, đòi hỏi nội lực của DN phải mạnh mới có thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài. Bởi thế nên, trong thời gian qua, vấn đề năng suất, chất lượng của các DN được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đang bằng nhiều giải pháp đưa các công nghệ tiên tiến, hiện đại như Kaizen, 6 Sigma, 5S (thực hành tốt 5S)… vào thay thế dây chuyền sản xuất cũ kỹ, lạc hậu của các DN.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, phần lớn các DN thuộc các ngành như dệt may, da giày, nhựa, thép, hóa chất, cơ khí chế tạo… là những ngành công nghiệp đang sử dụng nhiều thiết bị, máy móc dây chuyền lạc hậu. Số DN sử dụng các công nghệ hiện đại phù hợp với quy chuẩn quốc tế không nhiều. Chính đây là yếu tố khiến cho các DN không thể nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, từ đó không thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài.

Nhận định về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn- Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho biết, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đều tụt hậu về công nghệ so với các nước trong khu vực và phụ thuộc vào máy móc, thiết bị nước ngoài. Trong khi đó, nguồn vốn lại hạn hẹp nên khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới bị hạn chế rất nhiều.

Cũng cho rằng nội lực, sức cạnh tranh của các DN Việt đang tụt rất xa so với thế giới, ông Trần Văn Vinh - Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), một phần nguyên nhân nằm ở thực trạng đây đó vẫn tồn tại cơ chế “xin – cho”, quan hệ “bằng hữu”, “nhất thân nhì quen”. Theo ông Vinh, đôi khi một sản phẩm của DN không cần phải đạt chất lượng cao, tiêu chuẩn tốt, chỉ cần DN đó “có quan hệ tốt” là có thể được chấp nhận. Theo ông Vinh, nếu cơ chế này vẫn tồn tại thì các công cụ về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng như 5S, Kaizen, 6 Sigma, iso 9000 chưa thể phát huy được hiệu quả.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Phú Cường- Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công thương) cho rằng, việc tập trung đẩy mạnh thực hiện các quy chuẩn chất lượng là chìa khóa để các DN thành công trong thời kỳ hội nhập.

Ông Cường cho biết, trước đây, ngành dệt may sử dụng các công cụ, máy móc thiết bị cũ khiến năng suất thấp, kể từ khi các DN ngành này nâng cấp sử dụng công nghệ cao - công nghệ Lean (quản lý/sản xuất tinh gọn), năng lực sản xuất đã được nâng lên đáng kể, góp phần không nhỏ vào nâng cao kim ngạch xuất khẩu hằng năm. “Nâng cao năng suất chất lượng cần phải có một quá trình mà bất cứ DN nào muốn tham gia sân chơi toàn cầu cũng phải thực hiện nếu không muốn bị loại khỏi cuộc chơi.

Nếu chúng ta “đóng cửa” chỉ quanh quẩn trong sân nhà, thì không ai quan tâm đến “bạn là ai, bạn làm gì, sản phẩm của bạn thế nào…” nhưng nếu đã “mở cửa” thì các DN buộc phải sử dụng các công cụ công nghệ tiên tiến mới có thể trụ vững được trong cuộc chơi toàn cầu” – ông Cường nhấn mạnh. Bởi vậy, theo ông Cường, để có thể hội nhập tốt, hội nhập sâu rộng, các DN cần phải chủ động hơn nữa trong việc đổi mới, nâng cao năng lực đầu tư đưa công nghệ tiên tiến, các công cụ tiêu chuẩn chất lượng vào hoạt động sản xuất.

Về phía Bộ Công thương, ông Cường nhấn mạnh, sẽ tạo điều kiện, môi trường tốt để các DN có thể phát triển, mở rộng quy mô, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cho toàn ngành.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    'Xin - cho' làm giảm sức cạnh tranh

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO