Văn hóa

Chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá triều Nguyễn được định danh số

Nguyễn Quốc 31/05/2024 15:13

Những cổ vật triều Nguyễn đã được định danh số sẽ đồng thời được trưng bày trên không gian số để người dùng tham quan, chiêm ngưỡng trọn vẹn 360 độ sắc nét của cổ vật, trải nghiệm câu chuyện lịch sử hấp dẫn trong không gian lịch sử văn hóa chân thực.

img_9845.jpg
Vừa qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã triển khai thực hiện gắn chip NFC (chuẩn kết nối không dây tầm ngắn) và định danh bằng công nghệ Nomion của Phygital Labs với 10 cổ vật của triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Ảnh: N.Q.
img_9759.jpg
Đây đều là các loại cổ vật tiêu biểu, phản ánh những nét đặc trưng về đời sống vật chất, lễ nghi, chính trị, tư tưởng vua quan triều Nguyễn như: ngai, kiệu, hia (đồ ngự dụng dùng trong sinh hoạt và lễ nghi), cành vàng lá ngọc (dùng để trang trí nội thất), hay bộ xăm hường (một trò chơi khá phổ biến thời Nhà Nguyễn)… Ảnh: N.Q.
img_9731.jpg
img_9741.jpg
Việc đưa các cổ vật lên không gian số sẽ giúp khách tham quan có thể dùng smartphone tương tác với chip NFC Nomion gắn trên cổ vật, mở ra tương tác đa chiều với toàn bộ thông tin lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa văn hóa, ảnh 3D… của cổ vật sẽ hiện lên đầu đủ. Ảnh: N.Q.
img_9773.jpg
"Kiệu vua triều Nguyễn" đây là chiếc kiệu chạm lộng đồ án “Lưỡng long triều nhật”, sơn son thếp vàng của vua Bảo Đại, dùng để đi lại trong phạm vi hoàng thành Huế thời Nguyễn. Ảnh: N.Q.
img_9778.jpg
"Ngai vua thời Nguyễn" được làm bằng chất liệu gỗ sơn son thếp vàng, ở phần trên là hình ảnh mặt trời trên nền dải mây cách điệu thể hiện quyền lực tối cao của nhà vua. Ảnh: N.Q.
Kim Chi Ngọc Diệp
Kim Chi Ngọc Diệp" hay Chậu cành vàng lá ngọc (cây lựu) thân bằng gỗ thếp vàng, trái được làm bằng đá quý đỏ, lá màu xanh nhạt được đặt trong chậu bằng pháp lam, do công xưởng triều đình chế tác để trang trí tại cung điện và lăng mộ của vua chúa. Ảnh: N.Q.
Việc đưa các cổ vật lên không gian số sẽ giúp khách tham quan có thể dùng smartphone tương tác với chip NFC Nomion gắn trên cổ vật, mở ra tương tác đa chiều với toàn bộ thông tin lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa văn hóa, ảnh 3D… của cổ vật sẽ hiện lên đầu đủ.
Tô sứ men trắng vẽ lam, trang trí “lưỡng long triều nhật” hiệu đề "Minh Mạng niên tạo" (chế tác thời vua Minh Mạng). Ảnh: N.Q.
img_9807.jpg
Bộ xăm hường bằng ngà voi của vua Tự Đức (1848 - 1883). Ảnh: N.Q.
img_9794.jpg
Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, công nghệ của Phygital Labs là cầu nối đưa các cổ vật đang được lưu giữ và trưng bày đến với thế giới số, hỗ trợ trong công tác số hóa, lưu giữ, phát huy giá trị cổ vật nói riêng và di sản của triều Nguyễn, văn hóa Huế nói chung. Không chỉ mở rộng hình thức thưởng thức, các công nghệ được lựa chọn còn phải đảm bảo khả năng mã hóa dữ liệu cao, bảo mật tốt và chống làm giả. Đặc biệt, công nghệ blockchain cũng được áp dụng để tạo ra phiên bản số của cổ vật, mang giá trị chứng thực sở hữu và tạo tài sản số từ tài sản thật. Ảnh: N.Q.
img_9799.jpg
Theo ông Hoàng Việt Trung, việc xây dựng không gian triển lãm metaverse sẽ giúp quảng bá mạnh mẽ văn hóa Việt Nam ra toàn cầu, khai thác tiềm năng kinh tế số từ di sản. Đồng thời cũng giúp người dân hiểu thêm về các giá trị di sản văn hóa của dân tộc, thêm yêu quý và cùng chung tay hỗ trợ bảo tồn các di sản văn hóa của đất nước. Ảnh: N.Q.
z5488572282057_c9e209ef58a9bbde158913782bbd625a.jpg
Thời gian tới, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ tiếp tục biên soạn nội dung và số hóa thêm nhiều cổ vật triều Nguyễn, hướng đến bảo tàng số theo từng chuyên đề, giúp du khách trong và ngoài nước có thể ngắm nhìn và tìm hiểu thông tin với trải nghiệm sống động. Ảnh: N.Q.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá triều Nguyễn được định danh số