Quốc hội

ĐBQH đồng tình sớm thông qua “1 luật sửa 4 luật” để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

Việt Thắng 22/06/2024 09:17

Chiều 21/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.

ĐB Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) bày tỏ quan điểm đồng tình với việc để các Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sớm đi vào cuộc sống như một bộ phận cử tri hiện nay đang mong muốn, một số điều của Luật cần được thi hành ngay.

z5560484933251_be95289d5fb76debe003dc2ec9542d6a.jpg
Ông Phạm Văn Hoà phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

Tuy nhiên, theo ông Hoà từ thực tiễn cuộc sống có những bất cập, đề nghị Chính phủ bổ sung nên có báo cáo tiến độ, lộ trình xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật thuộc trách nhiệm của địa phương đánh giá rủi ro, thách thức, khó khăn, vướng mắc có thể phát sinh, tạo khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách ảnh hưởng đến đối tượng bị tác động của việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực và điều các điều khoản.

Cũng theo ông Hoà, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, Bộ, ngành, địa phương nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết thuộc thẩm quyền của mình, đảm bảo chất lượng, tiến độ, không để xảy ra bất cập do thiếu văn bản cụ thể hóa trình cấp thẩm quyền ký ban hành kịp thời sau khi Luật này được thông qua ngày 1/8/2024 để dễ dàng thực hiện, không bị trên bất cập, gây khó khăn cho người dân.

z5560485170924_5ec61d6dbd63b6da05690f5b94c6c335.jpg
Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh và các đại biểu tham dự phiên họp (Ảnh: Quang Vinh)

ĐB Nguyễn Tuấn Anh (Đoàn Bình Phước) cũng cũng đánh giá rất cao quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ về việc đề nghị điều chỉnh thời hạn có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng. Việc sớm ban hành Luật Đất đai, rất có lợi cho người sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Ông Anh đánh giá, việc cho phép cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa kèm theo các điều kiện về bảo toàn diện tích đất nông nghiệp là phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp quy mô lớn hiện nay. Điều này cũng tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp trong bối cảnh mới và nâng cao cái giá trị kinh tế của nghề trồng lúa, phát triển nền nông nghiệp nói chung, của đất nước và tạo điều kiện cho các hộ, cá nhân, gia đình được chuyển nhượng thuận tiện hơn trong việc chuyển đổi và bảo đảm cuộc sống.

z5560485348992_5b1e52641dfcf9dd5ac5872be90fd58a.jpg
Ông Hà Sỹ Đồng phát biểu (Ảnh: Quang Vinh)

ĐB Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) nêu quan điểm, không có lý do gì để Quốc hội không ủng hộ việc các Luật có hiệu lực sớm, nhất là thực tiễn điều hành ở địa phương thì chúng tôi lại càng mong muốn các Luật này sớm đi vào cuộc sống. Bởi vì các Luật hiện hành có sự chồng chéo, mâu thuẫn, cách hiểu, cách thực hiện còn quá nhiều bất cập. Nhiều cán bộ Nhà nước vi phạm pháp luật, vướng vòng lao lý cũng có một phần của sự bất cập đó. Nhiều cán bộ né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm cũng có lý do từ bất cập đó. Cho nên các Luật sớm thực hiện ngày nào thì tình trạng trên sẽ được cải thiện sớm. Do đó, việc quy định hiệu lực sớm của Luật sẽ khắc phục được các vấn đề của thực tiễn xảy ra trong thời gian vừa qua.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    ĐBQH đồng tình sớm thông qua “1 luật sửa 4 luật” để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc