Gia Lai: Giải quyết khó khăn về cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Ngọc Thu 24/07/2023 19:24

Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, vì vậy khi triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Gia Lai đã chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đường nội đồng nối từ làng Dip (xã Ia Kreng, huyện Chư Păh) đến khu sản xuất được bê tông hóa giúp bà con vùng khó đi lại, vận chuyển nông sản thuận tiện.
Đường nội đồng nối từ làng Dip (xã Ia Kreng, huyện Chư Păh) đến khu sản xuất được bê tông hóa giúp bà con vùng khó đi lại, vận chuyển nông sản thuận tiện.

Xác định việc xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo đòn bẩy giảm nghèo nhanh, bền vững, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống giao thông cho các xã vùng khó. Theo đó, huyện Chư Păh đã đầu tư làm lại tuyến đường liên xã. Tuyến đường có chiều dài 10 km, rộng 5,5 m, tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ đồng. Tuyến đường hoàn thành đã tạo tiền đề quan trọng mở rộng thông thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Còn tại huyện Krông Pa, từ năm 2022, trong Chương trình MTQG 1719 toàn huyện đã được phân bổ gần 40 tỷ đồng để thực hiện 9 dự án. Đến nay, toàn huyện đang thực hiện được 6 dự án, với tổng kinh phí hơn 19 tỷ đồng.

Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai họp, kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 tại các địa phương.
Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai họp, kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 tại các địa phương.

Ông Trường Trung Tuyến, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai cho biết, Chương trình MTQG 1719 thực hiện tại tỉnh gồm 10 dự án, 12 tiểu dự án, 13 nội dung. Cũng như các địa phương khác, việc thực hiện Chương trình cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực tìm cách gỡ khó, tỉnh Gia Lai đã và đang thực hiện nhiều dự án, nội dung Chương trình hiệu quả, đặc biệt là Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi theo cơ chế đặc thù.

Riêng đối với Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí hơn 160,7 tỷ đồng, tỉnh Gia Lai đã giải ngân gần 109,3 tỷ đồng, đạt 67,99% kế hoạch. Trong đó, tỉnh đã ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh, nhà sinh hoạt cộng đồng; trường, lớp đạt chuẩn, các công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất; cứng hoá đường liên xã...

“Năm 2023, từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình, tỉnh Gia Lai phấn đấu 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 86,6% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 92% người đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh… ", ông Trường Trung Tuyến cho biết thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Gia Lai: Giải quyết khó khăn về cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO