Trước diễn biến thị trường giá dầu thế giới liên tục tăng cao kỷ lục lên đến 158,44 USD mỗi thùng. Điều này kéo theo giá xăng trong nước tại chu kỳ điều chỉnh vào ngày 11/3 tăng cao, có thể lên đến 30 ngàn đồng/ lít.
Theo dữ liệu được Bộ Công Thương công bố ngày (7/3) giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường Singapore với xăng RON92 (loại dùng pha chế xăng E5 RON92) là 142,01 USD một thùng; xăng RON95 là 145,88 USD; dầu diesel 158,44 USD mỗi thùng.
Từ 1/3 đến nay, giá thành phẩm xăng, dầu thế giới đã tăng gần 20% mỗi lít. Việc này khiến chênh lệch giá cơ sở (tính toán giá bán lẻ trong nước) và giá thế giới ngày càng tăng.
Theo phân tích của chuyên gia, giá xăng dầu vào ngày (11/3) sẽ tăng lên khoảng gần 4.000 đồng/lít đối với xăng, còn dầu còn tăng mạnh hơn. Với mức tăng này, giá xăng RON 95 có vượt ngưỡng 30.000 đồng mỗi lít đối với vùng 1 và vượt thêm 2% đối với vùng 2 (cách kho giao hàng tổng 200 km trở lên).
Theo nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, nếu các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 10% hoặc trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Thì Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định về biện pháp điều hành. Trong khi đó, giá cả thị trường xăng dầu thế tuần qua đã tăng gần 20%.
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp ở Hà Nội chia sẻ: Bình quân giá xăng dầu thế giới tăng 10% thì giá nhập về Việt Nam sau khi cộng các chi phí, thuế... tăng khoảng 15% (tương đương giá mỗi lít xăng đắt thêm gần 3.000 đồng). Điều hành linh hoạt hơn lúc này giúp doanh nghiệp cắt lỗ, xoay vòng tiền để nhập tiếp hàng về bán, tránh đứt đoạn nguồn cung.
Theo Ông Bùi Ngọc Bảo- Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết: Việc điều hành linh hoạt lúc này là cần thiết và cơ quan quản lý cần có một kế hoạch cụ thể với các giải pháp tính toán tổng hoà lợi ích, cân đối bài toán vĩ mô cũng như sức chịu đựng của người dân, nền kinh tế trước bài toán tăng giá xăng dầu.
“Với hệ thống cung ứng, cơ quan quản lý cần có giải pháp hỗ trợ họ thông qua hệ thống ngân hàng để cấp tín dụng ưu đãi, giúp doanh nghiệp, đại lý có nguồn tiền quay vòng để nhập hàng về bán. Còn về phía người tiêu dùng, nhà điều hành cần có kịch bản giá dựa trên tính toán về mức độ chịu đựng, tránh lạm phát tâm lý” ông Bảo thông tin.