Kiên Giang: Đề xuất cơ chế, chính sách đặc biệt cho đảo Phú Quốc

Hồng Lĩnh 15/07/2017 14:13

Sáng ngày 15/7, tại khách sạn JW Marriott Phu Quoc, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đề xuất cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức bộ máy nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh tạo bước phát triển đột phá, bền vững cho Đơn vị Hành chính – Kinh tế (HC-KT) đặc biệt Phú Quốc”. Sau đây gọi là đặc khu. Hàng chục bản tham luận, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã được trình bày tại hội thảo.

Một góc khách sạn JW Marriott do Tập đoàn Sun Group đầu tư trên đảo Phú Quốc – nơi diễn ra cuộc hội thảo.

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Phạm Vũ Hồng – Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Qua gần 10 năm tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng..., Đề án đặc khu Phú Quốc đã cơ bản được định hình. Hội thảo lần này với mong muốn được tham vấn, tập hợp nhiều hơn nữa ý kiến, trí tuệ của các nhà khoa học, học giả, nhà quản lý, giới trí thức, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, để có thể hoạch định chiến lược phát triển phù hợp, dự báo những khó khăn gặp phải trong quá trình xây dựng đặc khu Phú quốc; Định hướng rõ hơn về các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trọng tâm nhằm xây dựng Phú Quốc trở thành một khu vực kinh tế năng động, mang đặc trưng và bản sắc riêng, có cơ chế, chính sách đặc biệt, đủ sức cạnh tranh, hấp dẫn đối với khu vực và quốc tế...

Theo GS.TS Phạm Ngọc Lãng – Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cho rằng: Đặc khu HC-KT Phú Quốc phải lấy nền kinh tế tri thức làm trung tâm. Theo đó tỉnh Kiên Giang cần kiến nghị lên Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ được thí điểm một số chính sách lớn chưa từng có tiền lệ như:

Chọn người đứng đầu đặc khu theo nguyên tắc thi tuyển công khai dựa trên bộ tiêu chí đề thi do tư vấn quốc tế ra đề và Chính phủ phê chuẩn; Lấy nền kinh tế tri thức làm trọng tâm phát triển Phú quốc hướng tới mục tiêu sau 20 năm phải đuổi kịp và vượt Hongkong, Singapore; Phát triển Phú quốc theo định hướng một nền kinh tế thị trường đầy đủ, kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo, đầu tư nước ngoài thông thoáng; Thí điểm bỏ qua những bất cập của các bộ luật về đất đai, sở hữu, doanh nghiệp... nhằm giải phóng sức sản xuất của các thành phần kinh tế, đưa các điều luật về các tiêu chí so sánh ngang bằng với Hongkong, Singapore; Được phép tuyển dụng người Việt Nam ở nước ngoài giỏi, tâm huyết với đất nước thông qua thi tuyển để bổ nhiệm đứng đầu một số cơ quan trọng yếu trong bộ máy HC-KT của đặc khu...

Trong khi đó, TS Huỳnh Thế Du – Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng cần phải có một Trung tâm tài chính hải ngoại tại Phú Quốc. Mô hình này, ban đầu chỉ nên tập trung vào một vài loại hình dịch vụ và tìm cơ chế đặc biệt để khu vực tư nhân có thể tham gia. Tuy nhiên cần có cái nhìn dài hạn nhưng phải hết sức linh hoạt.

PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nêu ý kiến trong báo cáo tham luận rằng: Mô hình “đặc khu” trên thế giới đã có từ lâu. Tại Việt Nam từ thập niên 1980 cũng đã tiếp cận vấn đề này. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy đặc khu là giải pháp phát triển đặc biệt hiệu quả. Trường hợp Singapore, các đặc khu kinh tế của Hàn Quốc, , UAE, nổ bật nhất là Dubai... chứng tỏ nếu biết làm , đặc khu có thể tạo ra sự thần kỳ cho sự phát triển.

Ông Thiên cho rằng Việt Nam có lợi thế của người đi sau là học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên chúng ta đang đối mặt với những thách thức lớn, mà trước hết là thiếu tri thức, đặc biệt tri thức kinh nghiệm trong việc tổ chức phát triển đặc khu. Trong khi “đẻ” ra đặc khu không phải để cạnh tranh trong nước mà. Chức năng của đặc khu là cạnh tranh và liên kết quốc tế ới các đặc khu khác của thế giới và khu vực.

Tham luận của nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Kinh tế TP HCM đã đặt vấn đề về một “Thị trường ngân hàng tự do”. Theo đó, Phú quốc cần phải có một thể chế ngân hàng riêng, cho phép hoạt động tự do với các điều kiện thuận lợi hơn, ít bị ràng buộc bởi các qui định về an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dư nợ như đối với các ngân hàng hoạt động trong các vùng lãnh thổ khác của Việt Nam.

Về những chính sách đất đai đặc thù cần thiết cho phát triển đặc khu Phú Quốc, GS.TS Đặng Hùng Võ – Đại học Quốc gia Hà Nội kiến nghị: Cho phép các nhà đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở được được giao đất ở với thời hạn sử dụng lâu dài; mở rộng quyền đối với đất thương mại, dịch vụ sử dụng vào mục đích phát triển du lịch; cho phép người nước ngoài được sở hữu và kinh doanh BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. ; chho phép nhà đầu tư thế chấp bằng BĐS tại ngân hàng có pháp nhân nước ngoài để vay vốn đầu tư.

Có 5 nguyên tắc cơ bản trong mô hình hành chính của đặc khu Phú Quốc được nhóm chuyên gia PwC trình bày tại hội thảo là:

1/Thiết lập chính quyền một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính then chốt.

2/Xây dựng Hội đồng điều hành phù hợp, thiết lập các ủy ban giám sát độc lập báo cáo trực tiếp Chính phủ.

3/Cho phép đại diện khu vực tư nhân tham gia trong chính quyền đặc khu.

4/Phân bố đủ thẩm quyền cho chính quyền đặc khu, đặc biệt trong lĩnh vực nhân sự, ngân sách, chi tiêu và xây dựng chính sách.

5/Cho phép đặc khu được ủy thác, thuê ngoài và tư nhân hóa trong việc vận hành một số chức năng.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Kiên Giang: Đề xuất cơ chế, chính sách đặc biệt cho đảo Phú Quốc

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO