Theo thống kê năng suất thực thụ, những cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đã đưa năng suất đạt đến gần 120 tấn/ha, cao hơn những diện tích đầu tư cơ giới không đồng bộ từ 10 - 20 tấn/ha và cao hơn diện tích canh tác truyền thống từ 30 - 40 tấn/ha.
Cơ giới hóa sản xuất sẽ tăng cơ hội cạnh cho ngành mía đường.
Theo lộ trình đến năm 2020, tỷ lệ cơ giới hóa nông nghiệp của chúng ta phải đáp ứng được 32,6% nhu cầu của thị trường. Mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam hiện nay được coi là thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và châu Á. Tuy nhiên, với ngành mía đường thì việc “mạnh tay” để đầu tư cơ giới hóa vào một số vùng mía đường đang được coi là có tính chất dẫn đầu và tạo ra những hiệu quả rõ rệt.
Bước đột phá lớn trong những năm qua, hiệu quả canh tác mía tại vùng nguyên liệu Đông Gia Lai đã thể hiện tính ưu việt của cơ giới hóa. Mặc dù các hộ trồng mía trong vùng nguyên liệu chưa áp dụng đồng bộ, vẫn còn một số công đoạn trong sản xuất làm theo cách truyền thống, nhưng năng suất bình quân cây mía đã tăng từ 50 tấn lên trên 65 tấn/ha. Lợi ích trông thấy, gần đây nông dân trong vùng nguyên liệu Đông Gia Lai ngày càng chú tâm đầu tư cơ giới hóa cho cây mía.
Niên vụ trồng mía 2011-2012, tại khu vực này mới chỉ có hơn 2.118 ha mía được nông dân đầu tư cơ giới hóa, tập trung ở các khâu như: làm đất, trồng, chăm sóc, bón phân. Bằng việc đầu tư cơ giới hóa ở các khau này, đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt nên đến niên vụ 2013-2014, bằng việc đầu tư nên đã có hơn 5.359 ha được thực hiện. Đặc biệt, người trồng mía nhận thấy ưu điểm trong khâu trồng bằng máy nên đã mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác truyền thống, diện tích trồng mía bằng máy tăng từng năm.
Theo thống kê năng suất thực thụ, những cánh đồng lớn áp dụng cơ giới hóa đồng bộ đã đưa năng suất đạt đến gần 120 tấn/ha, cao hơn những diện tích đầu tư cơ giới không đồng bộ từ 10 - 20 tấn/ha và cao hơn diện tích canh tác truyền thống từ 30 - 40 tấn/ha.
Không những chỉ đầu tư cơ giới hóa đồng bộ vào các diện tích mía đường được trồng mà năm 2014, Công ty CP Đường Quảng Ngãi còn mạnh dạn đầu tư một máy thu hoạch mía từ tập đoàn nổi tiếng của châu Âu với giá 10 tỷ đồng. Chiếc máy này sẽ hoạt động thử nghiệm để nông dân quen dần với phương thức trồng theo định vị, để máy thu hoạch thuận lợi khi hoạt động.
Theo ông Võ Thành Đàng – Tổng giám đốc công ty Đường Quảng Ngĩa thì trong vòng đôi ba năm nữa, Công ty sẽ áp dụng đại trà, việc cơ giới hóa trên đồng mía sẽ hoàn toàn đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối. Cơ giới hóa canh tác mía trong nhiều năm qua của Công ty CP Đường Quảng Ngãi đã tạo bước đột phá để đưa năng suất mía trong vùng nguyên liệu tăng gấp đôi.
Về lợi nhuận của cơ giới hóa trong việc trồng, thu hoạch và chế biến mía đường, theo ông Nguyễn Văn Hòe, Giám đốc Nhà máy Đường An Khê thì: Cơ giới hóa từ đồng ruộng đến nhà máy đã đem lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nhờ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, vùng nguyên liệu Đông Gia Lai cơ bản cung ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy Đường An Khê với công suất 12.000 tấn mía/ngày. Hiện nhà máy đang được Cty đầu tư thêm gần 1.000 tỷ đồng để nâng công suất lên 18.000 tấn mía/ngày, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong niên vụ ép 2016-2017.
Khi việc cơ giới hóa được nông dân mở rộng và đầu tư chiều sâu, thì việc mở rộng vùng nguyên liệu đông Gia Lai lên 30.000 ha nằm hiện đang trong tầm tay. Nếu như trước đây, thiết bị của nhà máy đường An Khê được sử dụng của Trung Quốc thì nay đã thay thế hoàn toàn thiết bị mới được nhập từ các nước tiên tiến như Đức, Mỹ, Italia...
Nhờ cơ giới hóa vào đồng ruộng, cây mía ở đây đã cho năng suất, chất lượng cao, cộng với tiết kiệm được lao động và sản xuất nên hiệu quả kinh doanh của các công ty đã tăng cao hơn. Và như nhận định của nhiều người, dẫu phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt trong hội nhập việc cơ giới hóa đã tạo thế mạnh và lợi thế nhất định trong thương trường.