Bộ Y tế mới cho biết, tính đến ngày 10/2 (tức mùng 3 Tết âm lịch), đã ghi nhận 1.971 trường hợp nhập viện do ngộ độc rượu.
Nhiều người cấp cứu do ngộ độc rượu.Nhiều người cấp cứu do ngộ độc rượu.
Theo đó, con số này giảm nhẹ so với cùng thời điểm dịp Tết Ất Mùi năm trước.
Theo ThS Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế), một chén rượu chúc mừng nhau nhân dịp Tết đến xuân về không phải là xấu. Tuy nhiên, nhiều người do quá chén hay uống phải rượu chứa nhiều methalon đã phải nhập viện cấp cứu ngay ngày đầu năm mới.
Methanol là một chất cồn, một số thương lái đã dùng chất này hòa tan với nước theo tỉ lệ nhất định để tạo ra rượu bán cho người tiêu dùng. Khi uống, chất này vẫn tạo cảm giác say, nếu uống nhiều có thể gây tổn thương võng mạc, tổn thương thần kinh thị giác, nặng có thể dẫn đến mù lòa. Trên thực tế, nhiều trường hợp uống rượu có hàm lượng methanol cao đã bị ngộ độc và tử vong.
Nhận biết rượu có methanol độc hại
Để nhận biết rượu có chứa methanol, nếu nhìn bằng mắt, ngửi hoặc nếm thì rất khó nhận biết. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn truyền nhau hai cách phân biệt có thể áp dụng được.
Theo đó, nếu nhìn cảm quan bên ngoài, người tiêu dùng nên mua những loại rượu có đầy đủ nhãn mác, thông tin như tên sản phẩm, tên địa chỉ của nhà sản xuất, tên địa chỉ của nhà nhập khẩu...
Ngoài ra, có thể ngửi nếu mùi cồn thơm, cay nồng là rượu tốt. Khi nếm, rượu có chứa methanol thường có vị hơi ngọt so với rượu tốt.
“Còn một cách có thể áp dụng khá chính xác là đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa hai bàn tay với nhau, nếu thấy dính là rượu không tốt, còn nếu bay hơi hết là rượu tốt” – Bà Nga nói.
Bà Nga khuyến cáo, người dân cần sử dụng rượu có nguồn gốc, rượu của những cơ sở có thương hiệu uy tín và không sử dụng những loại rượu trôi nổi trên thị trường.