Thời gian gần đây, liên tiếp nhiều vụ hacker ăn cắp thông tin, lừa đảo người dùng mạng đã diễn ra. Vì vậy, nhiều người đã đặt mật khẩu mạnh hơn, bảo vệ 2 lớp. Nhưng cũng còn rất nhiều người chưa thấy được các rủi ro tiềm ẩn.
Mật khẩu là thứ duy nhất ngăn kẻ xấu truy cập vào những dịch vụ trực tuyến mà bạn đang sử dụng. Mật khẩu yếu là điểm đáng lo ngại nhất trong thời đại kỹ thuật số. Để giảm thiểu nguy cơ bị dò ra, điểm mấu chốt là phải chọn mật khẩu đủ mạnh.
Mới đây Trung tâm an ninh mạng quốc gia (NCSC) của Vương quốc Anh đã thực hiện một cuộc khảo sát và cho biết, có hơn 20 triệu người vẫn đang sử dụng dãy số “123456” làm mật khẩu. Và đây là một trong những mật khẩu tồi tệ nhất đang được sử dụng. Có vẻ như những người đặt mật khẩu này chủ yếu để cho dễ nhớ.
Tất nhiên, không ai thích phải đặt lại mật khẩu của mình, đặc biệt là với những tài khoản mà họ không truy cập thường xuyên hay không quan trọng. Khảo sát của NCSC cũng cho thấy chỉ có 15% những người được khảo sát tuyên bố biết cách tự bảo vệ mình trên mạng internet, trong khi 85% những người tham gia khảo sát chưa biết cách làm thế nào để tăng cường bảo vệ.
Ngoài ra, gần một nửa số người được khảo sát (46%) cũng cho biết, những thông tin về cách bảo mật tài khoản trực tuyến là khó hiểu, điều này có thể giải thích tại sao không nhiều người muốn thay đổi để có được mật khẩu mạnh hơn.
Nguyên tắc giúp mật khẩu của bạn an toàn hơn
Hãy ghi nhớ con số ấn tượng nhất và bắt đầu tìm cho mình một mật khẩu theo tiêu chuẩn, đồng thời tuân theo những nguyên tắc sau đây:
Những điều nguy hiểm nhất tự người dùng gây ra trên smartphone/thiết bị di động
Không đặt mật khẩu cho điện thoại: Các nghiên cứu mới nhất cho thấy 62% người dùng smartphone không đặt mật khẩu cho thiết bị của mình. Điều này khiến việc ăn cắp dữ liệu diễn ra hết sức dễ dàng. Thống kê cho biết người dùng smartphone có nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu nhiều hơn 33% so với người thường.
Để chế độ đăng nhập tự động vào các tài khoản: Ngày nay, các tài khoản trên các ứng dụng, website, mạng xã hội được trình duyệt web hỏi mỗi lần đăng nhập ‘bạn có muốn lưu lại mật khẩu không’? Thông thường để tiện lợi, người dùng sẽ chọn ‘Yes’ và điều đó sẽ làm nguy cơ mất tài khoản, đặc biệt là các tài khoản ngân hàng.
Một nghiên cứu cho thấy có tới 32% người dùng smartphone lưu mật khẩu cá nhân ngay trên thiết bị của mình. Chính vì vậy, hãy cẩn trọng khi đăng nhập các tải khoản trên smartphone của mình để tránh bị tiền mất mà không hề hay biết.
Chụp và lưu ảnh khỏa thân: Mới đây, một lỗ hổng trên hệ điều hành iOS đã khiến rất nhiều diễn viên, người mẫu tại Mỹ lo lắng bởi nó có thể làm mất dữ liệu cá nhân trong đó có các hình ảnh riêng tự, nhạy cảm.
Vậy làm sao để tránh? Tốt nhất là không nên lưu những bức ảnh khỏa thân trên điện thoại của mình, không chia sẻ và dùng các dịch vụ trực tuyến để chia sẻ. Có tới 20% giới trẻ gửi ảnh khỏa thân của mình qua tin nhắn và 17% số người nhận các bức ảnh này chia sẻ cho người khác.
Click vào các đường link trong các email lừa đảo: Có tới 156 triệu email lừa đảo mỗi ngày được gửi tới các tài khoản và có 4% số vụ đánh cắp dữ liệu cá nhân qua những email này. Chính vì vậy, nếu phát hiện trong hòm thư những email lạ thì tốt nhất là xóa, không mở và cũng không click vào những link liên kết trong đó.
Đăng tải hình ảnh lên mạng khi đi du lịch: Nghe có vẻ lạ và ‘không liên quan’ tuy nhiên có tới 75% tội phạm bị tóm khai rằng họ dùng mạng xã hội, xem xét các hình ảnh mà người dùng chia sẻ… để xác định các dữ liệu cá nhân, sau đó là những cú lừa, hãy cẩn thận.
Đăng ảnh lên mạng kèm luôn cả GPS: Mỗi ngày trên thế giới có tới 500 tiệu bức ảnh được chia sẻ lên mạng xã hội và đặc biệt rất nhiều trong số này đi kèm cả dịch vụ GPS. Như vậy, bạn đang làm gì, ở đâu thì mọi người biết hết, trong đó có cả những kẻ đang sẵn sàng phạm tội đối với bạn.
Để lộ dữ liệu cá nhân cho những kẻ mạo danh: Có một cuộc gọi, một email mạo danh là những người làm ở ngân hàng, mail từ ngân hàng… và bạn sẵn sàng cung cấp dữ liệu cá nhân cho họ, bạn đã bị lừa.
Không trang bị vỏ bảo vệ cho smartphone: Điều này chắc ai cũng hiểu rõ, nếu sử dụng vỏ bảo vệ thì chắc chắn smartphone của bạn sẽ chịu được lực tác động tốt hơn, chống trầy xước và giảm được những lần ‘mất tiền’ đáng tiếc. Tuy vậy, vẫn có khoảng 25% người dùng smartphone không sử dụng bao da hoặc vỏ bảo vệ.
Kết nối với các mạng Wifi không an toàn: Việc này hầu hết ai cũng dễ dàng mắc phải, các quán cà phê hay bất cứ nơi đâu có wifi thì người dùng đều có thể kết nối và nếu như ở đó có một hacker chuyên nghiệp? Bạn sẽ dễ dàng bị đánh cắp dữ liệu.
Gia hạn bảo hành cho điện thoại: Hiện nay, nhiều hãng điện thoại có chế độ gia hạn bảo hành từ 1 năm lên 2 năm và bạn sẽ cần một chi phí thêm. Tuy nhiên có tới 60% người tiêu dùng không muốn làm điều này, chính vì vậy khi hết bảo hành, nếu điện thoại hỏng chính bạn là người phải chịu trách nhiệm và trả tiền.