Được đánh giá là một trong nước hưởng lợi nhiều nhất từ các hiệp định thương mại, song một vài ngành lợi thế như: dệt may, thủy sản,… của Việt Nam đang bộc lộ những điểm yếu.
Theo ông Herb Cochran – Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Việt Nam, 70% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tuy nhiên có đến 90% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nhiều. Điều này đồng nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi nhiều về giá trị gia tăng. Vấn đề đặt ra, nếu không thay đổi lợi thế từ các hiệp định thương mại thì là con số 0. Nguyên nhân, hàng loạt mức thuế quan đang giảm sâu tỷ lệ nghịch hàng rào thương mại giá.
Phân tích sâu đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu, đại diện AmCham khẳng định, việc kiểm tra thành phần, nguồn gốc thực phẩm nhập khẩu ở Mỹ khá nghiêm ngặt. Theo AmCham, 85% thủy sản nhập khẩu từ các nước vào Hoa Kỳ nhưng Hoa kỳ chỉ kiểm tra, kiểm soát được 1%, vì vậy người tiêu dùng rất tâm đến nguồn gốc và chất lượng hàng nhập khẩu. Mới đây Chính phủ Hoa Kỳ tổ chức kiểm tra các sản phẩm thực phẩm, thủy sản nhập khẩu, phát hiện 1/5 dán nhãn sai. Hiện cơ quan chức năng đang thực hiện truy xuất nguồn gốc, kiểm soát sản phẩm nhập khẩu không đạt chuẩn chất lượng đề ra ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Nếu Việt Nam muốn xuất khẩu vào Mỹ, chúng ta phải tuân thủ đầy đủ quy định về chất lượng, xuất xứ hàng hóa.
Tương tự như thị trường Hoa Kỳ, thị trường châu Âu cũng được xem là thị trường khó tính. “Các hiệp định thương mại sẽ tạo cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, châu Âu sẽ lên kế hoạch kiểm tra rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ giống như thị trường Hoa Kỳ. Ở châu Âu vấn đề môi trường cũng khá quan trọng bởi việc biến đổi khí hậu thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, bà Almut Rossener – Giám đốc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam chia sẻ. Đại diện của các thị trường cho rằng, từ trước đến nay Việt Nam vẫn nổi tiếng về mặt hàng thủy sản xuất khẩu như: cá tra, cá basa... vào những thị trường khó tính.
Thế nhưng sắp tới khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn. Muốn thủy sản Việt Nam cạnh tranh tốt buộc người nuôi và doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến theo mô hình chuỗi giá trị sạch. Trường hợp lơ là về chất lượng có nguy cơ tự loại ra khỏi sân chơi vì hiện nay đối thủ cạnh tranh trên các nước không hề ít.
Không kém phần lợi thế như ngành thủy sản, dệt may cũng được dự báo tăng trưởng cao khi Việt Nam chính thức là thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Giả định, TPP được thông qua kinh tế Việt Nam tăng trưởng GDP 3%, xuất khẩu tăng trưởng 20% trong vòng 20 năm. Riêng dệt may, ngành này sẽ tăng trưởng từ 50 - 60% so với hiện nay. Trường hợp Việt Nam trở thành thành viên chính thức của TPP thì ngành công nghiệp chế tạo được hưởng lợi nhất, mà cụ thể là dệt may.
Tuy nhiên, Việt Nam có tận dụng được hay không lại là chuyện khác. Giải bài toán phát triển cho ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam mong muốn, Chính phủ có chính sách giúp ngành chủ động nguồn nguyên liệu, các tỉnh – thành lớn hỗ trợ thành lập các trung tâm thiết kế thời trang lớn để dệt may Việt Nam có điều kiện xây dựng thương hiệu tốt hơn.
Liên quan đến giải pháp hỗ trợ hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là thực phẩm, bà Almut Rossener cho hay, Ủy ban thuốc và thực phẩm châu Âu đang có dự án hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển về thuốc, dược phẩm. Lý do, hàng rào liên quan đến môi trường và trách nhiệm xã hội ở thị trường châu Âu ngày càng cao, không hỗ trợ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sẽ chông gai hơn. Với thị trường nhập khẩu Hoa Kỳ, ông Herb Cochran thông tin, hiện Hiệp hội doanh nhân Hoa Kỳ đang hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện sáng kiến dự án Liên minh tạo thuận lợi hóa thương mại. Theo kế hoạch, phía Hoa Kỳ sẽ có nhiều hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hội nhập.