Câu chuyện nước Mỹ: Ăn nửa, bỏ nửa ... và nạn đói nghèo

Khánh Duy 18/07/2016 08:50

Chính vì tôn thờ thực phẩm “hoàn hảo” mà người dân Mỹ vứt đi một lượng thực phẩm ngang với lượng mà họ tiêu thụ. Lãng phí đã đành, nhưng mặt khác lại khiến cho nạn đói và nghèo trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường.

Câu chuyện nước Mỹ: Ăn nửa, bỏ nửa ... và nạn đói nghèo

Những quả bí “xấu xí” hoặc có chút tì vết bị vứt trên một cánh đồng tại bang Florida đến thối rữa (Nguồn: Guardian).

Một số lượng lớn các loại rau quả tươi trồng ở Mỹ hàng năm vẫn bị vứt bỏ ngay trên đồng để chúng tự hủy, làm thức ăn cho gia súc hoặc bị đổ trực tiếp ra đồng để đắp đất…chỉ bởi các tiêu chuẩn quá khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm của họ - theo hàng loạt các dữ liệu chính thức và các cuộc phỏng vấn mà báo chí nước này thực hiện.

Lãng phí thực phẩm hiện là một vấn nạn ở nước Mỹ. Theo một nghiên cứu mà Chính phủ Mỹ công bố gần đây, hàng năm có khoảng 60 triệu mét khối thực phẩm, trị giá khoảng 160 tỷ USD, bị các nhà bán lẻ và người dân vứt bỏ. Con số này tương ứng với 1/3 tổng số lương thực sản xuất hàng năm ở nước này.

Trên khắp các cánh đồng và vườn cây của bang California- trung tâm tập trung dân cư nhiều nhất của khu vực bờ Đông nước Mỹ, các chủ trang trại và các nhà phân phối nói rằng số lượng lớn các loại thực phẩm có giá trị cao và giàu dinh dưỡng đang bị bỏ phí chỉ bởi các nhà bán lẻ luôn yêu cầu “sự hoàn thiện” của các loại thực phẩm họ nhập vào.

“Tất cả đều vì muốn có các sản phẩm không tì vết”- Jay Johnson, người vận chuyển hoa quả tươi và rau xanh từ North Carolina, nói và cho biết “Ngày nay, rau quả phải hoàn hảo, bằng không chúng sẽ bị vứt đi”.

Lãng phí thực phẩm hiện là một vấn nạn ở nước Mỹ. Theo một nghiên cứu mà Chính phủ Mỹ công bố gần đây, hàng năm có khoảng 60 triệu mét khối thực phẩm, trị giá khoảng 160 tỷ USD, bị các nhà bán lẻ và người dân vứt bỏ. Con số này tương ứng với 1/3 tổng số lương thực sản xuất hàng năm ở Mỹ.

Theo các nhà bán sỉ, lái xe vận chuyển, học giả và hộ nông dân, vấn đề lãng phí thực phẩm này ngày càng xảy ra một cách nghiêm trọng hơn: Một số loại rau chỉ cần xuất hiện tì vết nhỏ là lập tức bị vứt bỏ ngay trên đồng để tiết kiệm chi phí và nhân lực trong mùa thu hoạch. Hoặc chúng bị bỏ lại trong nhà kho cho thối rữa chỉ bởi có một vài khiếm khuyết nhỏ.

Giới chuyên gia cho hay, nếu tính vào cả số lượng rau quả bị bỏ phí trong quá trình bán lẻ, thì tổng lượng thực phẩm mà người ta vứt bỏ đi gần ngang bằng ½ số lượng thực phẩm tiêu thụ ở Mỹ. “Có thời điểm mà đến 25% sản lượng thu hoạch bị vứt bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc”- Wayde Kirschenman, một hộ trang trại trồng khoai tây và rau củ ở Bakersfield, California, cho hay.

Nhu cầu về sự “hoàn hảo”

Những cây súp lơ không may bị cháy nắng hay có màu sẫm hơn sẽ lập tức bị nông dân vứt bỏ lại trên cánh đồng. Những chùm nho có hình thù không vừa mắt sẽ bị đổ đi…Ông Kirschenman cũng cho hay, hồi tháng 6 vừa qua, gia đình ông đã phải dùng phần lớn sản lượng dưa hấu trồng được để nuôi bò bởi không đáp ứng được nhu cầu “hoàn hảo” của thị trường.

Imperfect Produce- một tổ chức chuyên thu mua các loại thực phẩm “xấu xí” ở Vịnh San Francisco, ước tính rằng có khoảng 1/5 số rau quả trên toàn nước Mỹ bị vứt bỏ chỉ bởi nó không làm hài lòng ngành công nghiệp thực phẩm vốn chuộng sự “hoàn hảo”.

Trong khi đó, những người nông dân ở Mỹ ngày càng có xu hướng phải vứt bỏ nhiều rau quả hơn bởi điều kiện thời tiết và nuôi trồng ngày càng khó khăn. Và sự lãng phí này kéo theo thu nhập hộ gia đình giảm đáng kể- khoảng 1.600 USD mỗi năm đối với một hộ gia đình 4 người, và là thách thức trực tiếp đối với nỗ lực toàn cầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và biến đổi khí hậu.

Trên toàn thế giới, có đến 1/3 số lương thực sản xuất ra bị bỏ phí: 1,6 tỷ tấn mỗi năm, với giá trị khoảng 1 nghìn tỷ USD. Nếu số thực phẩm này được đổ vào các thùng hàng 20 mét khối, nó sẽ đủ để lấp đầy 80 triệu thùng như vậy, và số thùng này đủ để xếp một hàng dài bao quanh mặt trăng.

Giới chuyên gia lương thực nói rằng chính phủ các nước không thể chống lại nạn đói hay biến đổi khí hậu một cách hiệu quả nếu không giảm lượng lương thực bị lãng phí. Theo ước tính, lương thực bị lãng phí đóng góp tới 8% ô nhiễm khí hậu toàn cầu.

“Rất nhiều người đang chịu cảnh đói và suy dinh dưỡng, trong đó gồm cả người Mỹ. Có khoảng từ 5-10% dân số thế giới vẫn đang trong cảnh đói. Đó là lý do tại sao lãng phí thực phẩm lại là một vấn đề lớn”- Shenggen Fan, Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách lương thực Quốc tế tại Washington, cho hay.

Câu chuyện nước Mỹ: Ăn nửa, bỏ nửa ... và nạn đói nghèo - 1

Người Mỹ muốn thực phẩm họ sử dụng phải thật hoàn hảo.

Vấn nạn

Trong vụ thu hoạch tháng 5 vừa qua, gia đình nhà Johnson cho hay họ đã thu hoạch được 11.000 kg bí. Đó hẳn sẽ là một mùa vụ hoàn hảo nếu như không có một cơn bão bất ngờ xảy ra vào cuối vụ khiến cho số bí này bị dính một vệt nâu trên vỏ.

“Tôi đã rao bán số bí trên với giá 6 cent/pound (khoảng 1.300 đồng/0,45 kg) mà vẫn không ai thèm mua”- ông Johnson nói. “Còn rất nhiều người đang chết đói ở ngay nước Mỹ, vậy tại sao tôi lại không bán nổi số thực phẩm này?”

Các tập đoàn bán lẻ lớn ở nước Mỹ nói rằng họ chỉ thu mua các sản phẩm hoàn hảo bởi muốn đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Còn theo giới chuyên gia, đây chỉ là cái cớ để bao che cho việc lãng phí thực phẩm của họ. “Hoa quả và rau xanh thường bị vứt thẳng tay chỉ bởi họ nghĩ rằng sẽ không có ai muốn mua chúng”- Bà Roni Neff, Giám đốc chương trình sức khỏe cộng đồng thuộc Trung tâm Johns Hopkins, cho hay.

Ngày nay, một số tập đoàn công nghiệp và chuỗi cung ứng thực phẩm lớn ở Mỹ đang hướng đến các loại sản phẩm nông nghiệp “xấu xí” này và tổ chức cả một chiến dịch nhằm kêu gọi tránh lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, một số lượng các nhà bán lẻ lớn vẫn sử dụng quyền lực của họ để từ chối các sản phẩm mà họ cho là không hoàn hảo này, đôi lúc còn đổ lỗi cho các điều kiện thị trường.

Nhiều hộ nông dân từng tận mắt chứng kiến sản phẩm họ trồng ra bị đổ đầy xuống đất cho thối rữa, nhưng không dám phàn nàn với ai vì sợ sẽ bị các nhà bán lẻ lớn tẩy chay. Ngay cả khi phàn nàn với báo giới về vấn đề này, những người nông dân cũng luôn yêu cầu được giấu tên để tránh bị “trả thù”.

Nông dân ở Mỹ ngày càng có xu hướng phải vứt bỏ nhiều rau quả hơn bởi điều kiện thời tiết và nuôi trồng ngày càng khó khăn. Và sự lãng phí này kéo theo thu nhập hộ gia đình giảm đáng kể- khoảng 1.600 USD mỗi năm đối với một hộ gia đình 4 người, và là thách thức trực tiếp đối với nỗ lực toàn cầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và biến đổi khí hậu. Trên thế giới, có đến 1/3 số lương thực sản xuất ra bị bỏ phí: 1,6 tỷ tấn mỗi năm, với giá trị khoảng 1 nghìn tỷ USD. Nếu số thực phẩm này được đổ vào các thùng hàng 20 mét khối, nó sẽ đủ để lấp đầy 80 triệu thùng như vậy, và số thùng này đủ để xếp một hàng dài bao quanh mặt trăng.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Câu chuyện nước Mỹ: Ăn nửa, bỏ nửa ... và nạn đói nghèo

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO