Đề thi đã được thử nghiệm, theo hướng chuẩn hoá

Phương Linh 24/06/2017 19:34

Ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng cục Quản lý chất lượng (Trưởng Ban làm đề, Bộ GD&ĐT) cho biết: Vì là năm đầu đổi mới đề thi theo chuẩn quốc tế, từ trước đến nay chúng ta chưa xây dựng đề thi theo hướng này nên không tránh khỏi băn khoăn. Năm nay để xây dựng được mã đề thi theo hướng chuẩn hoá, Ban làm đề đã có thời gian chuẩn bị khá kỹ.

Ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT phát biểu tại buổi tổng kết.

Tại buổi tổng kết kỳ thi THPT quốc gia Bộ GD&ĐT tổ chức chiều nay 24/6, nhiều phóng viên đặt ra câu hỏi liên quan đến đề thi như: Đề thi chia câu hỏi không thật đồng đều nên có câu hỏi khó ở phía đầu, câu dễ phía cuối. Câu hỏi khó sẽ gây áp lực cho thí sinh? Hoặc có môn thi, đề thi gốc có độ khó không tương đương nhau, sẽ gây mất công bằng cho các thí sinh?...

Liên quan vấn đề này, ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng cục Quản lý chất lượng (Trưởng Ban làm đề, Bộ GD&ĐT) cho hay: Vì là năm đầu đổi mới đề thi theo chuẩn quốc tế, từ trước đến nay chúng ta chưa làm công việc xây dựng đề thi theo hướng chuẩn hoá này nên không tránh khỏi băn khoăn. Năm nay để xây dựng được mã dề thi theo hướng chuẩn hoá, Ban làm đề đã có thời gian chuẩn bị khá kỹ.

“Khi xây dựng ngân hàng đề chuẩn hoá có điểm đặc biệt, là câu hỏi đề thi được thử nghiệm với chính học sinh lớp 12. Qua thử nghiệm sẽ biết độ khó như thế nào, chứ không phải cảm nhận của người đọc” - ông Hồng nói.

Theo ông Hồng: Trước đó Ban làm đề cũng đã thử nghiệm lần thứ hai trên 50 trường để chuẩn hoá cân bằng độ khó cho đề thi của kỳ thi. Đối với các đề trắc nghiệm khách quan, chúng ta có 24 mã đề khác nhau. Theo quy chế mới, phòng thi không xếp quá 24 thí sinh nên mỗi thí sinh có một mã đề riêng.

Về việc đảo câu hỏi, ông Hồng cho biết: Các mã đề được hình thành, nếu có đảo sẽ đảo theo khối. Một đề thi được chia thành bốn khối nhận biết, thông hiểu, vận dụng cơ bản, vận dụng nâng cao. Cho nên chúng ta có một cụm câu hỏi có tính tương đương nhau về cấp độ nên không có chuyện đảo lung tung. Thường là câu khó nằm ở cuối đề thi.

Với kinh nghiệm của Hoa Kỳ họ cũng phải làm dần dần dù có kinh nghiệm hàng trăm năm, vì vậy nên chúng ta cũng cần làm từng bước.

“Chúng tôi cũng áp dụng theo công nghệ Hoa kỳ để xây dựng ngân hàng câu hỏi thi. Từ thử nghiệm, đến thẩm định... So về độ khó cũng rất khó, bởi phải làm toàn bộ đề mới biết độ khó ra sao. Có lẽ chỉ khi phân tích điểm trung bình của các mã đề thì mới biết được đề khó, dễ khác nhau như thế nào. Năm đầu có thể chưa tròn trịa nhưng năm sau sẽ cố găng hơn, hướng tới mục đích công bằng với tất cả các em” - ông Hồng chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đề thi đã được thử nghiệm, theo hướng chuẩn hoá

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO