Lễ hội Phết Hiền Quan không còn ‘vỡ trận’ vì cướp phết

Nguyễn Hoài 02/02/2023 16:46

Trong 2 ngày, 12 và 13 tháng Giêng Âm lịch (tức ngày 2 – 3/2/2023), Hội Phết Hiền Quan được tổ chức tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

“Cướp phết” có ý nghĩa gì?

Đây là lễ hội nhằm tôn vinh công lao và tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa - một nữ tướng có công chiêu mộ binh sĩ, xả thân giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Hán thắng trận, đất nước thái bình. Bà xin về làng Song Quan (nay là xã Hiền Quan) tiếp tục tu hành và dạy nhân dân làm ăn, sinh sống.

Ban tổ chức đánh trống khai hội Hiền Quan năm 2023.

Chùa Phúc Khánh, làng Song Quan là nơi bà chọn để tu hành. Khi đất nước bị xâm lăng, bà đến ứng nghĩa dưới cờ của Hai Bà Trưng. Tương truyền, để rèn luyện quân sĩ, bà nghĩ ra việc đẽo gốc tre thành hình tròn, quả to gọi là Phết, nhỏ hơn gọi là quả Chúi, chia quân để đánh Phết. Nghĩa là hai bên tìm cách đưa được quả Phết (hoặc Chúi) ra khỏi phạm vi quy định.

Trước lễ đánh Phết còn có tục kéo quân (biểu dương lực lượng thông qua rước cờ xí). Do quân sĩ được rèn luyện tinh thông, Thiều Hoa nhiều lần cầm quân xông pha ra chiến trường đánh giặc Hán đều toàn thắng trở về.

Bà được Hai Bà Trưng phong cho là Đông Cung Công Chúa. Sau khi bà mất, dân làng chiểu theo chiếu vua ban, phong bà là “Đức Thánh Mẫu Đại Vương” lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn to lớn của bà ngay trên mảnh đất này.

Lễ rước kiệu được tiến hành từ 12h ngày 12 tháng Giêng Âm lịch (tức 2/2/2023).

Hệ thống đình, đền, chùa xã Hiền Quan thờ bà vì thế được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Tục truyền, Hội Phết Hiền Quan được duy trì hơn ngàn năm qua, kể cả những năm tháng đất nước còn chiến tranh nhằm tôn vinh, thể hiện tinh thần thượng võ, tưởng nhớ công lao to lớn của nữ tướng Thiều Hoa cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân của bà.

Hệ thống đình, đền, chùa xã Hiền Quan được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Cụ Đỗ Văn Nhàn (81 tuổi) – Trưởng Ban hành Lễ Hội Phết Hiền Quan cho biết: Hội gồm 4 phần: Rước kiệu, tế lễ, kéo quân và đánh Phết.

Lễ rước kiệu được tiến hành từ 12h ngày 12 tháng Giêng Âm lịch (tức 2/2/2023).

Trên kiệu là các sắc phong, bài vị, quả Phết, quả Chúi được cất giữ trong cung cấm của Đình làng từ ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch. Kiệu được khiêng từ đình ra đền do các “binh sĩ” hộ tống.

Sau lễ rước kiệu là phần tế lễ.

Sau lễ rước kiệu là phần tế lễ. Sau ba tuần rượu tế là đến lễ kéo quân. Lễ kéo quân được chia thành hai đoàn, mỗi đoàn với nhiều người tham gia, được diễn đi diễn lại ba vòng rồi lại tề tựu giữa sân đền cùng hò reo vui mừng chiến thắng. Lễ kéo quân kết thúc cũng là lúc bắt đầu lễ ném Phết.

Đó là những giá trị tinh thần của một vùng đất cổ chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, là một trong những điểm đến nằm trong tua du lịch về nguồn của ba tỉnh Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái, ôn lại truyền thống đấu tranh giữ nước, dựng nước của dân tộc và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Mong mỏi duy trì phần “cướp phết”

Năm 2023, địa phương không tổ chức phần đánh phết. Trao đổi về vấn đề này, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Quan Lưu Văn Hiệu cho biết, năm nay, Ban tổ chức lễ hội Phết Hiền Quan chỉ tổ chức nghi lễ tại đình, không tổ chức lễ đánh trận phết.

Năm 2023, Lễ hội Hiền Quan không tổ chức phần đánh phết.

Theo ông Hiệu, trước Tết, do nước tràn vào bãi đánh trận nên có nhiều bùn, không đảm bảo cho an toàn lễ hội.

UBND xã Hiền Quan đã họp với nhân dân và quyết định dừng nghi lễ đánh phết tại Lễ hội Phết năm 2023. Năm sau, xã chỉnh trang lại đường dẫn nước, nếu đảm bảo an toàn sẽ tổ chức lại nghi lễ đánh phết.

Việc dừng tổ chức lễ đánh phết khiến nhiều người dân địa phương tâm tư.

Việc dừng tổ chức lễ đánh phết khiến nhiều người dân địa phương tâm tư. Nghệ nhân Nguyễn Văn Lộc (75 tuổi) đã có nhiều năm là thành viên trong ban tổ chức lễ hội. Ông Lộc cho hay, có một thực tế, ngàn năm nay, chưa bao giờ có người dân nào tham gia hội phết bị thương hay chết do quả phết. Việc xô sát (nếu có) xảy ra giữa những người dân ở nhiều địa phương tham gia lễ hội là trách nhiệm trong việc tổ chức tuyên truyền và phương án ngăn ngừa từ xa.

Ông Lộc cũng như nhiều người dân địa phương bày tỏ mong muốn, phần đánh phết vẫn tiếp tục được tổ chức.

Nhiều người dân địa phương bày tỏ mong muốn, phần đánh phết vẫn tiếp tục được tổ chức.

Tuy nhiên, để phát huy giá trị truyền thống, tinh thần thượng võ, ông Lộc cho rằng, Ban tổ chức và cấp có thẩm quyền cần nghiêm túc bàn bạc, có phương án tuyên truyền, vận động nhân dân và du khách chấp hành tốt các quy định; tổ chức lễ hội thật chặt chẽ, bảo đảm ngăn ngừa hành vi phản cảm, phát huy, lan tỏa giá trị độc đáo…

“Hội làng mấy năm tạm ngưng phần đánh phết, bao người dân tiếc nuối ngậm ngùi. Du khách thập phương cũng nhiều người luyến tiếc. Không nên “cấm” khi tổ chức gặp phải những vướng mắc”, ông Lộc bày tỏ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Lễ hội Phết Hiền Quan không còn ‘vỡ trận’ vì cướp phết

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO