Minh bạch

Kiên Long 18/01/2016 10:05

Kê khai, minh bạch tài sản là yêu cầu pháp luật đối với mọi cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức có chức quyền. Khi tài sản của cán bộ, công chức được các cơ quan có trách nhiệm, nhân dân giám sát, công nhận thì càng tạo điều kiện cho cán bộ, công chức phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ. Sẽ không có chuyện bàn tán, nghi ngờ, gây tiếng oan cho cán bộ. Người dân, xã hội cũng đề cao, trân trọng những gì mà cá nhân, gia đình người cán bộ tạo dựng nên. Việc kê khai chính xác, minh bạch tài sản của

Minh bạch

Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2005 đã quy định rõ việc minh bạch tài sản, thu nhập. Điều 44 của Luật quy định nghĩa vụ kê khai tài sản trong đó có đối tượng cán bộ từ Phó trưởng phòng của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Năm 2007, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 37/CP về minh bạch tài sản, thu nhập. Năm 2010 Thanh tra Chính phủ tiếp tục có Thông tư 01/2010/TT-TTrCP...

Theo đó, tài sản phải kê khai bao gồm từ quyền sử dụng đất, nhà cửa đến kim khí quý, đá quý, giấy tờ có giá mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên, kể cả tài sản, tài khoản ở nước ngoài cùng các khoản thu nhập khác phải chịu thuế. Các vấn đề liên quan về kê khai tài sản, minh bạch tài sản cũng được pháp luật ở các lĩnh vực liên quan điều chỉnh. Như với các cán bộ trước khi bổ nhiệm, đưa vào bầu cử thì vấn đề công khai, minh bạch tài sản là một yêu cầu bắt buộc.

Mặc dù pháp luật đã quy định rõ, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều đã thực hiện, thực hiện công khai, tuy nhiên đó đây không ít dư luận vẫn xì xầm, nghi ngờ về sự trung thực của người kê khai. Đi kèm nó là nghi ngờ về tài sản của người kê khai, ảnh hưởng đến pháp luật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cán bộ. Bên cạnh đó, khi xuất hiện một vài vụ việc tiêu cực, tham nhũng, có những vấn đề tài sản không minh bạch thì người ta càng có cơ sở nghi ngờ. Bởi thực tế, nhiều khi cán bộ kê khai chỉ để mà kê khai. Vấn đề xác minh, công nhận về tài sản của cán bộ, ngoài cơ quan thuế thì chỉ được xác minh khi “có chuyện”.

Điều 47 của Luật PCTN cũng đã quy định rõ việc xác minh tài sản, trong đó nêu: Việc xác minh tài sản chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai tài sản, trong các trường hợp phục vụ cho bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm bãi nhiệm, hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản khi xét thấy cần thiết”; hoặc “theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử hoặc cơ quan có thẩm quyền”; hoặc “có hành vi tham nhũng”. Bình thường, khi không “có chuyện” thì người dân, ngay cơ quan quản lý của người cán bộ cũng chỉ biết tin cán bộ kê khai mà thôi.

Và rồi, trên thực tế, việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức còn nhiều vấn đề cần bàn. Báo cáo của Chính phủ nhiều năm cũng đánh giá việc thực hiện công tác này chưa đồng đều, có nơi triển khai, thực hiện chậm; việc kê khai tài sản “còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp”; việc xác minh để đảm bảo tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả kê khai chưa được công khai, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn..v.v.

Ngay từ Đại hội Đảng X, Báo cáo công tác PCTN cũng nhìn nhận: Một số quy định về minh bạch trong thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử theo quy định của Nghị quyết Trung ương 3 và Luật PCTN chưa được triển khai đầy đủ; …việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập hiệu quả thấp, mang tính hình thức; tác dụng thông qua kê khai, thu nhập để quản lý cán bộ, công chức nhằm phòng ngừa tham nhũng là không thực tế, vì kê khai tài sản không có cơ sở để đánh giá, thẩm định.

Việc công khai, minh bạch tài sản là biện pháp tích cực để người ta không dám tham nhũng. Cùng với các văn bản pháp luật, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản (Chỉ thị 33/CT-TƯ ngày 3-1-2014). Chỉ thị nhấn mạnh phải xử lý nghiêm minh những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chậm tổ chức việc kê khai, không kê khai, kê khai không trung thực, không giải trình được nguồn gốc tài sản tăng thêm, không tổ chức công khai bản kê khai, không chủ động xác minh hoặc không xử lý kịp thời những vi phạm quy định về kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản.

Năm 2015, theo đánh giá của các cơ quan chức năng, nhìn chung việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp tục có những tiến triển tích cực, nhưng việc hoạt động vẫn chưa đồng đều, đòi hỏi phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, phải thường xuyên đánh giá kịp thời. Tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập đã đạt 99,5% (tăng 8,2 % so với năm trước), số bản kê khai đã công khai đạt tỷ lệ 98,3% (tăng 8,8% so với năm trước). Tuy nhiên cũng chỉ có 1.225 người thuộc diện kê khai được xác minh và đã phát hiện 5 người kê khai không trung thực. Nếu như xác minh toàn bộ con số buộc phải kê khai, chắc chắn con số không trung thực cũng không phải ít.

Để việc kê khai minh bạch có chất lượng, góp phần cho việc PCTN đạt hiệu quả, trước hết, pháp luật phải được thực hiện nghiêm. Vấn đề kê khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức có chức quyền phải được thực hiện triệt để; việc xác minh kê khai cũng càng cần phải thực hiện đầy đủ. Trước mắt, khi chưa có đủ điều kiện xác minh thì cần xác minh, công khai việc kê khai tài sản của các trường hợp được bổ nhiệm, ứng cử, đề cử...

Trong thời kỳ hiện đại, xã hội phát triển, người dân không muốn có cán bộ nghèo. Với mọi cán bộ, công chức, những gì được hưởng, thu nhập hợp pháp, cơ quan, đơn vị đều biết. Những gì phải tiêu dùng, sử dụng, như mọi công dân bình thường thì ai cũng rõ. Cán bộ giàu, nhiều tài sản, tài sản có được từ việc gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh chính đáng, đóng góp cho dân, cho nước càng đáng được trân trọng. Chỉ những tài sản khuất tất, phi pháp, tham nhũng mới phải che giấu mà thôi.

Việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức còn nhiều vấn đề cần bàn. Báo cáo của Chính phủ nhiều năm cũng đánh giá việc thực hiện công tác này chưa đồng đều, có nơi triển khai, thực hiện chậm; việc kê khai tài sản “còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp”; việc xác minh để đảm bảo tính trung thực của việc kê khai còn ít, kết quả kê khai chưa được công khai, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập, tiêu dùng của người có chức vụ, quyền hạn... Ngay từ Đại hội Đảng X, Báo cáo công tác PCTN cũng nhìn nhận: Một số quy định về minh bạch trong thanh tra, kiểm toán, điều tra, xét xử theo quy định của Nghị quyết Trung ương 3 và Luật PCTN chưa được triển khai đầy đủ…việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập hiệu quả thấp, mang tính hình thức; tác dụng thông qua kê khai, thu nhập để quản lý cán bộ, công chức nhằm phòng ngừa tham nhũng là không thực tế, vì kê khai tài sản không có cơ sở để đánh giá, thẩm định.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Minh bạch

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO