Nhiều tuyến đê bị xuống cấp nguy hiểm trong mùa mưa bão

Kim Duẩn 17/09/2015 15:36

Dù đã được gia cố mặt bê tông cấp phối, cũng như kề gai cố thân đê theo tiêu chuẩn đê cấp I, II nhưng hiện nay trên khắp các tuyến đê ở Thanh Hóa đã bị xuống cấp một cách trầm trọng. Trước sự xuống cấp này ngành quản lý hệ thống đê điều ở Thanh Hóa biết rất rõ nhưng đành bất lực trước thực trạng này khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng khi mùa mưa lũ đã cận kề.

Nhiều tuyến đê bị xuống cấp nguy hiểm trong mùa mưa bão

Qua số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 1.008 km đê. Trong đó đê từ cấp I đến cấp III có chiều dài 315km, đê dưới cấp III có chiều dài 693 km... Hiện nay tình trạng hư hỏng, xuống cấp của nhiều tuyến đê trên địa bàn tỉnh đang diễn biến vô cùng phức tạp, đe dọa sự an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân sống hai bên ven sông Mã và sông Chu, .

Theo quan sát của Pv báo Đại Đoàn Kết được biết: Tuyến đê hữu sông Chu đoạn K46+800 đến K46+894 và đoạn K48+060 - K48+092 thuộc địa bàn xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa, Pv được tận mắt chứng kiến dọc theo mặt đê xuất hiện nhiều vết nứt toác chạy dài có chiều rộng vết nứt từ 10 đến 15cm, chiều sâu 0,5-1,5m. chia đôi thân đê ra làm hai đứng độc lập khiến người dân ở khu vực này hoang mang, lo lắng bởi hệ thống đê có vết nức bất thường. Sạt lỡ ở phía hạ lưu kè ở Thiệu Tâm đoạn K38+457-K38+953.

Nhiều tuyến đê bị xuống cấp nguy hiểm trong mùa mưa bão - 1

Tuyến đê bên phái hữu ngạn sông Chu đoạn chạy qua xã Thiệu Toán,
Thiệu Hóa đang bị xuống cấp trầm trọng.

Theo đó được biết đây là tuyến đê cấp 1, bảo vệ cho các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Triệu Sơn và đặc biệt là Tp Thanh Hóa bên phía tả ngạn sông Chu kéo dài từ xã Thiệu Vận cho đến hết xã Hạnh Phúc, huyện Thọ Xuân, tất cả bên bề mặt của tuyến đê này đề bị xuống cấp, biến dạng mùa nắng thì khói bụi mù mịt, mùa mưa thì lầy lội gây nguy hiểm cho việc đi lại của người dân.

Không chỉ có vậy, khi những tuyến đê này đang từng ngày xuống cấp trầm trọng và trong khi chờ đợi được nâng cấp thì hàng ngày đoạn đê “đau khổ” này vẫn tiếp tục oằn lưng để “gánh” những chuyến xe chở vật liệu, xe hàng hóa siêu trường, siêu trọng đang làm hư hỏng nghiêm trọng mặt đê và tăng nguy cơ sạt lở cho hai bên bờ sông trong mùa mưa lũ.

Có mặt tại tuyến đê tả sông Chu, thuộc xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân, tình trạng sạt lở bãi sát chân đê phía thượng lưu kè Căng Hạ đoạn K18+844 - K18+994, cũng diễn ra khá trầm trọng, chiều dài đoạn sạt lở 150m; gồm 3 cung sạt, trong đó cung sạt lớn nhất dài 18m, sạt sâu vào bãi 1-2m, điểm gần nhất cách chân đê 10m. trên mặt đê tại các điểm xã Thiệu Vận, Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa chạy dài toàn tuyến cho đến xã Hạnh Phúc tất cả trên mặt đê đều bị xuống cấp trầm trọng, mặt bê tông đã vỡ nát tại thành những ổ voi, ổ gà khiến cho việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho người dân sống ở khu vực bên trong đê, nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần việc giao thông đi lại vô cùng khó khăn.

Nhiều tuyến đê bị xuống cấp nguy hiểm trong mùa mưa bão - 2

Tuyến đê cấp II mới được đổ bê tống cấp phối tại xã Thiệu Vân,
Tp Thanh Hóa đã bị nức toác làm đôi rất nguy hiểm
trong mùa mưa bão đối với người dân ven đê.

Theo nhiều người dân địa phương: Tình trạng sạt lở đang trở thành vấn đề cấp bách khi mùa mưa lũ đã đến. Nhiều đoạn bị ăn mòn. Nhất là vào mùa nước lên, nước ăn sâu vào phần thân đê. Gần đây xuất hiện thêm nhiều điểm sạt lở và nhiều đoạn xung yếu trên thân đê. Nhiều đoạn bị xói lở nghiêm trọng tới mức chỉ còn trơ lại phần đá kè một cách nham nhở bởi nhiều thuyền hút cát đã hút cát theo kiểu hàm ếch khiến chân đê bị hụt và sạt lở.

Đi dọc trên tuyến đê sông Mã, cùng chung cảnh ngộ, tình trạng sạt lở phía hạ lưu kè Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hoá tương ứng K30+170-K30+520 đê tả sông Mã, cũng đang trở nên tới mức báo động, chiều dài đoạn sạt lở 350m, bị sạt sâu vào 15m, vách đứng cao 5m. Bởi vậy người dân điạ phương sống quanh đê luôn thường trực cảm giác lo lắng mỗi khi mùa mưa bão về nước lớn nguy có mất an toàn cho con đê về tính mạng của con người rất cao.

Nhiều tuyến đê bị xuống cấp nguy hiểm trong mùa mưa bão - 3

Tuyến đê thuộc xã Thiệu Vận, đang bị hư hỏng nặng nề

Trước thực trạng các tuyến đê đang bị sạt lở và xuống cấp của trên toàn hệ thống đê điều ở khắp địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là tuyến đê thuộc sông Chu và sông Mã đã bị xuống cấp một cách trầm trọng, Pv đã mang thực trạng trên tìm đến trao đổi với đại diện lãnh đạo Chi cục Đê điều và PCLB tỉnh cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tuyến đê trên địa bàn tỉnh bị sạt lở, hư hỏng, xuống cấp một cách trầm trọng như thế. Một phần do lịch sử hình thành, tôn tạo và phát triển hệ thống đê điều gắn liền với quá trình hình thành phát triển của các hộ dân sinh sống ven đê, chất lượng của mỗi đoạn đê cũng tồn tại nhiều vấn đề chưa đảm bảo cho công tác phòng chống lũ. Thêm vào đó, nhiều đoạn đê được đắp trên nền đất yếu sinh lầy, thân đê được đắp bằng nhiều loại đất không đồng chất, địa chất thân và nền yếu, nên khi có mưa lũ dễ xảy ra sạt, trượt. Đặc biệt, do ảnh hưởng của mưa lũ, tình trạng xe quá tải và khai thác cát trái phép mấy năm trở lại đây diễn ra hết sức phúc tạp làm thay đổi dòng chảy của các con sông dễ gây nên sạt lở thân đê, phá hoại mặt đê…

Để khắc phục tình trạng trên, Chi cục Đê điều và PCLB tỉnh đã kiểm tra, yêu cầu UBND các huyện Thiệu Hóa, Hoàng Hóa, Thọ Xuân Hoằng Hóa, Hậu Lộc và đã ra văn bản chỉ đạo cho các huyện có đê bị hư hon gr xuống cấp cần huy động lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra đối với các tuyến đê xung yếu này.

Trước thực trạng trên đề nghị với UBND tỉnh Thanh Hóa sớm có biện pháp nhằm hạn chế sự xuống cấp của các tuyến đê, đồng thời có kế hoạch duy tu bảo dưỡng hạn chế nỗi lo thường trực của nhân dân sống ven sông khi mưa bão đã cận kề.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nhiều tuyến đê bị xuống cấp nguy hiểm trong mùa mưa bão

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO