Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư phổi cấp tính.
Theo thông tin từ Sức khỏe đời sống, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc, nâng cao thể trạng cho người bệnh ung thư. Bởi tình trạng dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới và gây ra nhiều ca tử vong hơn bất kỳ loại ung thư nào khác, không phân biệt giới tính. Phổi của chúng ta khá dễ bị ung thư phát triển vì chúng tiếp xúc với tất cả các loại chất ô nhiễm và chất độc hại trong không khí chúng ta hít thở mỗi ngày.
Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa thực sự hiểu rõ cơ chế của việc thức ăn có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư như thế nào. Tuy nhiên, có rất nhiều phát hiện về mối liên quan của chế độ ăn hàng ngày với sự tiến triển trong điều trị cho bệnh nhân ung thư. Có thể lý giải những gì chúng ta ăn hàng ngày ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể và tác động tới các cơ quan khác nhau.
Chuyển hóa tế bào: Các thành phần trong một số loại thực phẩm chúng ta ăn đóng một vai trò nào đó trong hoạt động hàng ngày của tế bào ung thư.
Kiểm soát chu kỳtế bào: Tế bào ung thư trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình phân chia. Các hợp chất trong một số loại thực phẩm có thể ức chế một số bước này.
Viêm: Viêm có thể đóng một vai trò không chỉ trong sự phát triển của ung thư mà còn trong sự tăng trưởng tế bào. Các nhà khoa học giải thích: "Môi trường vi mô" xung quanh các tế bào ung thư có thể đóng một vai trò nào đó trong việc ung thư có tiến triển hay không. Một số thực phẩm có đặc tính chống viêm có thể thay đổi quá trình này.
Hình thành mạch: Các khối u cần phát triển các mạch máu mới để phát triển và mở rộng ảnh hưởng. Một số chất dinh dưỡng cản trở khả năng phát triển của các tế bào ung thư trong các mạch máu này.
Di căn: Có những con đường phân tử hướng khả năng tế bào ung thư rời khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến các vùng khác của cơ thể. Một số chất dinh dưỡng có thể cản trở các bước trong các con đường truyền tín hiệu này.
Tế bào tự chết: Khi các tế bào trong cơ thể chúng ta bị hư hỏng hoặc già đi, sẽ có một quá trình trong hệ thống miễn dịch của chúng ta loại bỏ các tế bào này. Tuy nhiên, các tế bào ung thư đã "tìm ra" cách để tránh quá trình tế bào tự chết (apoptosis). Một số chất dinh dưỡng có thể cung cấp cho cơ thể sự thúc đẩy cần thiết để loại bỏ các tế bào bất thường này.
Không có loại thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể chữa khỏi hoặc điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên một số loại thực phẩm có thể giúp bạn nâng cao thể trạng và cùng với phác đồ điều trị chuyên sâu của bác sĩ, sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và chống lại những di chứng do ung thư gây ra.
Lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể giúp bạn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để chống chọi với các hệ quả của quá trình điều trị và cải thiện kết quả điều trị ung thư phổi.
Khi theo phác đồ điều trị ung thư phổi, cơ thể bạn cần protein để phục hồi tế bào và mô. Protein là thành phần chính xây dựng hệ thống miễn dịch và là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các cơ quan hoạt động tốt. Mỗi bữa nên ăn khoảng 20-30g protein với các loại thịt nạc, thịt gà, cá,… Các nguồn protein khác bao gồm: trứng, sữa, các loại hạt như đậu đỗ, các món ăn có nguồn gốc từ đậu nành,… Hạn chế tối đa thịt đỏ và các loại thịt mỡ.
Người bệnh ung thư phổi nên tăng cường ăn rau củ và trái cây tươi. Các loại rau quả nhiều màu sắc bổ sung chất chống oxy hóa mạnh mẽ và chất dinh dưỡng từ thực vật. Cho dù trái cây và rau của bạn được ăn sống hay nấu chín, điều quan trọng là phải đa dạng. Bạn nên ăn khoảng 5 phần trái cây, rau quả 1 ngày. Một khẩu phần ăn tương đương 1 cốc (khoảng 250ml). Đối với rau ăn lá, 1 khẩu phần ăn tương đương khoảng 3 cốc.
Chế độ ăn hàng ngày nên đầy đủ các loại ngũ cốc, đậu và các loại hạt để tăng cường dinh dưỡng có lợi. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức.
Cung cấp chất béo cho cơ thể qua các loại dầu lành mạnh chẳng hạn như dầu oliu. Thường xuyên ăn các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,… Axit béo omega-3 và các chất béo lành mạnh khác giúp hỗ trợ giảm viêm trong cơ thể.
Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc và nước trái cây nguyên chất từ hoa quả tươi.
Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư phổi cấp tính.
Ngoài chế độ ăn như trên, người bệnh ung thư phổi cần tập thể dục đều đặn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh mạn tính cùng nhiều loại u độc khác sẽ giảm khi vận động thường xuyên. Hãy cố gắng tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, với bất kỳ hình thức nào: đi bộ, đạp xe, yoga, nhảy dây, bơi lội…
Tránh dùng bất kỳ chất bổ sung nào trừ khi được bác sĩ kê đơn, vì chúng đôi khi có thể tương tác với các loại thuốc điều trị ung thư hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là khi dùng với liều lượng cao, chất bổ sung thậm chí có thể can thiệp vào các phương pháp điều trị ung thư phổi, bao gồm cả bức xạ và một số liệu pháp hóa học nhất định.
Trong quá trình điều trị ung thư phổi, bạn nên tránh các thực phẩm béo hoặc cay, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của một số liệu pháp như tiêu chảy, buồn nôn, nôn và chán ăn.
Thói quen ăn uống thông minh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn và chống lại các tác động của điều trị ung thư. Nếu bạn bị buồn nôn hoặc dễ cảm thấy no, hãy chia nhỏ các bữa và ăn thường xuyên hơn.