Xã hội

Làng nghề gốm hơn 60 năm đỏ lửa

Đình Minh 21/08/2024 16:27

Với tuổi đời hơn 60 năm, làng nghề gốm Gia Thủy ở Ninh Bình kế thừa những tinh hoa của nghệ thuật tạo hình, mang đến cho người tiêu dùng những tác phẩm gốm đậm đà giá trị văn hóa của dân tộc Việt.

img_0053.jpg
Xã Gia Thủy, huyện Nho Quan (Ninh Bình) nổi tiếng với làng nghề gốm truyền thống có tuổi đời hơn 60 năm. Đến nay, làng nghề gốm Gia Thủy không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động. Ảnh: Đình Minh
img_0079.jpg
Theo các nghệ nhân của làng, gốm Gia Thủy có tiền thân là gốm Long Thịnh. Năm 1958, một số thợ gốm ở Thanh Hoá đã di cư về đây và mở một số lò gốm làm các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt như nồi, niêu, chum vại. Ảnh: Đình Minh
20240821_095539.jpg
Từ đó, làng gốm Gia Thuỷ ra đời. Đến năm 2007, làng gốm Gia Thủy được công nhận là làng nghề truyền thống. Hơn 60 năm đã trôi qua nhưng gốm Gia Thủy giữ được nét riêng biệt bởi những sản phẩm đơn sơ, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế do những người dân nơi đây tạo nên. Ảnh: Đình Minh
img_0011.jpg
Nghệ nhân làng nghề Nguyễn Thị Mai cho biết: Nét đặc trưng của gốm Gia Thủy là được làm từ nguyên liệu đất sét có màu nâu vàng, đây là nguyên liệu có sẵn tại địa phương và chỉ tại làng nghề mới có. Loại đất này có độ kết dính cao, mịn và chịu nhiệt tốt. Trong ảnh là công đoạn đầu tiên, khi người thợ lấy đất về phải phơi khô, đập nhỏ. Ảnh: Đình Minh
img_0007.jpg
Sau đó, người thợ sẽ cho đất vào bể ngâm. Ảnh: Đình Minh
img_0025.jpg
Tiếp tục, sẽ dùng máy quấy đều rồi múc lọc qua sàng, gạn bớt nước phía trên, lấy phần đất đông đặc phía dưới. Ảnh: Đình Minh
img_0027.jpg
Rồi mang đất ra phơi khô. Việc phơi đất cũng phải thật tỷ mẩn, bởi nếu để đất khô quá hoặc ướt quá rất khó tạo hình. Ảnh: Đình Minh
img_0033.jpg
Sau đó, lớp đất sét dẻo sẽ được đưa vào khu sản xuất để đánh thành từng miếng nhỏ. Ảnh: Đình Minh
img_0044.jpg
Từ những miếng đất này, người thợ sẽ lăn, ép đất thành các đoạn dài như trong hình. Ảnh: Đình Minh
img_0047.jpg
Từ những miếng đất dài 'loằng ngoằng', người thợ xếp chồng chúng lên nhau để tạo ra khuôn hình cho sản phẩm. Ảnh: Đình Minh
img_0064.jpg
Khi khuôn đã có, người thợ sẽ dùng bàn tay khéo léo để tạo hình ra một sản phẩm cụ thể, có thể là chum hoặc bình... Ảnh: Đình Minh
img_0071.jpg
Công đoạn kế tiếp là vuốt, chỉnh lại các sản phẩm để đảm bảo sự chỉn chu, đường nét mềm mại. Đây được đánh giá là công đoạn rất khó. Ảnh: Đình Minh
img_0073(1).jpg
Sau khi tạo hình xong, các sản phẩm chum, vại, bình... sẽ được phơi ngoài trời từ 5 - 7 ngày. Ảnh: Đình Minh
img_0072(1).jpg
Sau khi đất sét đã cứng, các sản phẩm này sẽ được cho vào lò để nung trong khoảng thời gian từ 8 - 10 ngày. Ảnh: Đình Minh
fb_img_1724224015875-ba10cac02613eb06eeefc57090e5abab.jpg
Sản phẩm hoàn chỉnh ra lò. Ảnh: Đình Minh
img_0093.jpg
Ông Trịnh Văn Dũng - Chủ nhiệm HTX Gốm Gia Thủy cho biết: Gia đình ông có 3 đời theo nghề truyền thống. Gốm Gia Thủy tuy có trải qua những giai đoạn khó khăn nhưng với tình yêu nghề, ông Dũng quyết tâm giữ lửa. Đến nay, các lò gốm của HTX cho ra lò khoảng 2.400 sản phẩm mỗi tháng, doanh thu ước đạt lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. Hiện tại, các lò gốm của HTX đang có khoảng 50 lao động làm việc thường xuyên với mức lương 7 - 8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, để bảo tồn nghề truyền thống, HTX còn nhận dạy nghề miễn phí cho các thanh niên trong xã. Ảnh: Đình Minh
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Làng nghề gốm hơn 60 năm đỏ lửa