Nâng cao tay nghề cho người lao động

Hải Lộng-Văn Nhất 21/02/2017 07:00

Trong khuôn khổ Hội nghị quan chức cao cấp APEC 2017, Hội thảo về khuôn khổ di chuyển lao động được nhiều đại biểu quan tâm.

Theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động nước ngoài (Bộ LĐTBXH), năm 2016 cả nước có 126.296 lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó, có 46.029 lao động nữ; chiếm 36,45%).

Đây là năm thứ ba liên tiếp số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt mức 100.000 lao động/năm.

Tại các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc số lượng lao động đưa đi đều tiếp tục tăng so với năm 2015, cụ thể là: Thị trường Đài Loan: 68.244 người, tăng 1.123 người; Thị trường Nhật Bản: 39.938 lao động tăng 12.928 người; Thị trường Hàn Quốc: 8.482 lao động tăng 2.463 người so với năm 2015…

Theo bà Phan Ngọc Mai Phương- Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KHĐT), đại diện các nền kinh tế thành viên của APEC tham dự Hội thảo sẽ đánh giá hiện trạng, đặc biệt là xem xét công nhận bằng kỹ sư, chứng chỉ hành nghề trong khu vực như nhau. Việc tăng cường cung cấp thông tin về thực tế lao động cho nhau thì các bên mới biết mình thiếu, thừa lao động loại gì để lao động các nền kinh tế này “chảy” qua lại. Nếu chúng ta ngần ngại khai báo thông tin thì không thể vận hành bền vững được nhu cầu lao động. Điều này yêu cầu doanh nghiệp cần tăng cường khai báo về lao động.

Trong khi đó, ông Nilim Baruah- chuyên gia cấp cao về vấn đề lao động di cư của Tổ chức Lao động quốc tế ILO khu vực Châu Á-Thái Bình Dương cho biết, lao động hiện nay có 3 cấp độ là, lao động có tay nghề cao, tay nghề trung bình và tay nghề thấp. Lao động dịch chuyển của Việt Nam đến Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Malaysia chủ yếu là tay nghề thấp. Trong khi đó nhu cầu lao động có tay nghề cao thì các nước đều rất cần.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nâng cao tay nghề cho người lao động

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO