Băn khoăn di sản

Phạm Quý 15/05/2017 09:45

Mới đây tại Viện Âm Nhạc, CLB Quan họ cổ truyền đã tổ chức giới thiệu “Canh hát quan họ” nhằm làm rõ những giá trị của Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.

CLB Quan họ cổ truyền. (Ảnh: Quý Phạm).

Quan họ theo nghiên cứu của cố Nhạc sĩ Hồng Thao hiện nay có khoảng 174 làn điệu quan họ, rất phong phú về lời ca và câu chữ vô cùng giá trị. Trong mỗi làn điều quan họ đều có những phong tục, tập quán và tình yêu thương đôi lứa hay đề cao nét đẹp của quê hương. Quan họ hay là thế, độc đáo là thế, nhưng phần lớn chúng ta đều được nghe và thưởng thức những giai điệu êm ái của nó bởi một số lời ca dễ hiểu. Nhưng thực tế còn rất nhiều những khía cạnh khác của quan họ mà người nghe chưa từng được biết đến như: chơi đối văn, đối thơ …

Chính vì thế, trong quá trình gìn giữ và bảo tồn di sản quan họ, không chỉ bảo tồn những bài hát quan họ mà cần phải quan tâm đặc biệt hơn nữa tới những lối chơi, lối diễn đó để có thể phần nào hiểu và gìn giữ một giá trị văn học trong dân gian vô cùng đáng quý đó là quan họ.

Hiện nay dưới tác động của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa cùng với sự du nhập của nhiều nền văn hóa sự quan tâm của giới trẻ đối với quan họ ngày một ít đi. Bên cạnh đó đội ngũ nghệ nhân của quan họ cổ cũng càng ngày càng ít đi theo thời gian, những người tâm huyết với quan họ không nhiều. Nghệ nhân dân gian Ngô Văn Đảm trăn trở: “Nhiều người mong muốn không riêng gì cá nhân tôi, tôi mong muốn thế hệ trẻ sẽ phát huy được bản sắc của quan họ nói chung cũng như phát triển được lối chơi và làn điệu quan họ nói riêng”.

Tuy nhiên, nghệ nhân cho rằng để các bạn trẻ hiểu và yêu thích chỉ còn một cách đó là truyền dạy lại cho các em, nhưng khó khăn nhất là những thứ còn lưu giữ về quan họ còn quá ít, nhiều thư tịch bị thất thoát hay không còn khả năng dịch được nên để xây dựng cho lớp trẻ có được sự yêu thích và đam mê là một điều cực kì khó. Lối chơi quan họ đặc biệt phong phú, mà lối chơi ấy không có văn bản hay thư từ chép lại, nên hiện tại muốn chơi quan họ cổ chỉ có một cách là tìm đến những người còn hiểu chơi quan họ như một số các nghệ sĩ, trên cơ sở đó để truyền dạy lại cho lớp trẻ.

Có một điều đáng buồn là hiện nay lớp trẻ không thích nghe những thứ tỉ mỉ ấy, mà chỉ thích hát, cho nên nguy cơ sẽ chỉ còn lại di sản văn hóa hát dân ca quan họ chứ không còn được lối chơi, điều này sẽ đặt ra câu hỏi rằng: “Ai sẽ là người gìn giữ và lưu truyền được lối chơi trong quan họ?”. Đó chính là những trăn trở của không chỉ riêng cá nhân tôi, mà còn là sự mong mỏi của nhiều các nghệ sĩ quan họ khác đang còn quá nhiều tâm huyết với nền văn hóa quan họ nước nhà.

Trước thực trạng của di sản văn hóa phi vật thể hậu vinh danh, buổi giới thiệu canh hát Quan họ cổ vừa diễn ra tại Viện Âm nhạc cũng đặt ra những vấn đề đáng suy ngẫm.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Băn khoăn di sản

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO