Bão phá hủy mạng lưới điện già cỗi tại Mỹ khi thảm họa khí hậu lan rộng

Mai Nguyễn (Theo AP) 07/04/2022 14:10

Tình trạng mất điện do thời tiết khắc nghiệt đã tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua trên khắp nước Mỹ, khi nhiều hơn những cơn bão hủy diệt làm tê liệt phần lớn mạng lưới điện quốc gia già cỗi.

Mạng lưới điện già cỗi

Dữ liệu từ Bộ Năng lượng Mỹ đã cho thấy 40 bang trên khắp quốc gia đều đang phải trải qua khoảng thời gian bị mất điện lâu hơn. Và vấn đề luôn nghiêm trọng nhất ở những khu vực có thời tiết khắc nghiệt hơn.

Mất điện có thể gây hại và thậm chí gây tử vong cho người già, người tàn tật cùng nhiều cộng đồng dễ bị tổn thương khác.

Chi phí bảo trì mạng lưới điện đang tăng vọt khi các công ty tiện ích nâng cấp đường dây và các thiết bị hàng chục năm tuổi. Và điều đó đồng nghĩa với việc, những khách hàng thường xuyên bị mất điện kéo dài cũng đang phải trả nhiều tiền hơn cho tiền điện.

Đường dây điện đổ sập xuống một con đường do hậu quả của cơn bão Ida. Ảnh: AP.
Đường dây điện đổ sập xuống một con đường do hậu quả của cơn bão Ida. Ảnh: AP.

“Mạng lưới điện là lời cảnh báo sớm cho chúng tôi”, Alexandra von Meier, chuyên gia về lưới điện của Đại học California, Berkeley, cho biết. “Biến đổi khí hậu đang ở đây và chúng tôi đang cảm thấy những tác động thực sự”.

Nhiều phân tích đã chỉ ra, số trường hợp mất điện liên quan đến thời tiết khắc nghiệt đã tăng từ khoảng 50 vụ hàng năm trên toàn quốc vào đầu những năm 2000, lên đến hơn 100 vụ trung bình mỗi năm trong vòng 5 năm qua.

Trong đó bang Maine, Louisiana và California đang phải trải qua khoảng thời gian mất điện tăng ít nhất 50%, ngay cả khi cư dân tiếp tục phải chi trả cho những chi phí gián đoạn gia tăng trong vài năm qua.

Riêng ở California, mất điện đã ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người dân sống dựa vào nguồn điện cho các nhu cầu y tế.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất điện ngày càng phổ biến hiện nay chính là từ các thảm họa thời tiết đang hoành hành trên khắp nước Mỹ với tính nhất quán theo mùa.

Thợ điện khôi phục lại đường dây điện tại Yarmouth, bang Maine, Mỹ. Ảnh: AP.
Thợ điện khôi phục lại đường dây điện tại Yarmouth, bang Maine, Mỹ. Ảnh: AP.

Điển hình, nhiều cơn bão mùa đông mang tên nor'easters tràn vào New England và phá hủy các mạng lưới điện mục nát.

Mùa hè nóng nực sinh ra các trận cuồng phong tấn công Bờ biển Vịnh và Biển Đông, đẩy các cộng đồng vào bóng tối, đôi khi trong nhiều tháng. Và vào mùa thu, các cơn bão ở Bờ Tây đã buộc chính quyền phải ngắt điện trên các khu vực rộng lớn để tránh khỏi những đám cháy rừng chết người.

Maine

Những cơn bão mùa đông đã khiến hơn 500.000 cư dân chịu cảnh mất điện ở bang Maine năm 2017 - chiếm hơn 1/3 dân số của bang. Và trong những năm gần đây, tiểu bang này đã chứng kiến ​​số lượng kỷ lục về những gián đoạn liên quan đến thời tiết.

Cũng như phần lớn quốc gia, cơ sở hạ tầng điện của Maine được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước và có những bộ phận đã hơn 50 năm tuổi, theo Hiệp hội Kỹ sư Dân dụng Mỹ.

Giáo sư khí tượng Colin Zarzycki thuộc Đại học Penn State nhấn mạnh, khi hành tinh ấm lên, các cơn bão sẽ ngày càng tấn công với mức độ khủng khiếp hơn.

Một đường dây điện bị đè nặng bởi cây đổ ở Freeport, bang Maine, Mỹ. Ảnh: AP.
Một đường dây điện bị đè nặng bởi cây đổ ở Freeport, bang Maine, Mỹ. Ảnh: AP.

Một bầu không khí ấm hơn thường giữ nhiều độ ẩm hơn, tăng năng lượng được đóng gói bởi các cơn bão bất kể mùa nào.

Hiện tượng này sẽ tạo ra các cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá ngày càng lớn, điển hình như các cơn bão Đông Nam và Thái Bình Dương gây lũ lụt ở Bờ Tây nước Mỹ.

Louisiana

Sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng có nguy cơ cao và biến đổi khí hậu có thể gây chết người: Sau khi cơn bão Ida đánh sập phần lớn vùng ven biển Louisiana vào năm 2021, nắng nóng đã giết chết hoặc góp phần vào cái chết của ít nhất 21 người, theo thông tin từ các nhà điều tra địa phương.

Chỉ riêng ở bang New Orleans, nắng nóng đã 19 người thiệt mạng, theo hồ sơ của cơ quan điều tra. Hầu hết những người thiệt mạng là người già và người Mỹ gốc Phi.

Các nhân viên tiện ích chuẩn bị làm việc trên đường dây điện vào lúc hoàng hôn ở Litchfield, bang Maine, Mỹ. Ảnh: AP.
Các nhân viên tiện ích chuẩn bị làm việc trên đường dây điện vào lúc hoàng hôn ở Litchfield, bang Maine, Mỹ. Ảnh: AP.

Thiệt hại về tài chính của các cơn bão là rất lớn. Công ty điện lực lớn nhất của bang Louisiana cho biết họ sẽ tiêu tốn khoảng 4 tỷ USD để sửa chữa thiệt hại do các cơn bão năm 2020 và 2021 gây ra. Các vấn đề với mạng lưới điện và chi phí để khắc phục chúng dự kiến ​​sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới.

Phần lớn mạng lưới điện tại Mỹ đã được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước, và nhiều trong số các cơ sở truyền tải điện hiện nay đã có tuổi đời ít nhất là 25 năm.

Theo dữ liệu của Bộ Năng lượng, điều đó đã buộc các công ty tiện ích phải tăng gấp bốn lần chi tiêu cho hệ thống truyền dẫn của Mỹ kể từ năm 2000 lên khoảng 40 tỷ USD mỗi năm. Nhưng những nỗ lực đó sẽ không thể theo kịp các vấn đề do biến đổi khí hậu gây ra.

California

Ở bang California, làn sóng giận dữ lan rộng bùng phát trong những năm gần đây khi các công ty tiện ích như Pacific Gas and Electric Co. (PG&E ) áp dụng chính sách cố ý cắt điện để đề phòng cháy rừng.

Siêu thị Olivers tối tăm nằm trong Thung lũng Rincon ở Santa Rosa, bang California. Ảnh: AP.
Siêu thị Olivers tối tăm nằm trong Thung lũng Rincon ở Santa Rosa, bang California. Ảnh: AP.

Gần 200 vụ cháy rừng ở bang California trong thập kỷ qua đều bắt nguồn từ đường dây điện chập rơi làm cháy cây hoặc các bụi, bao gồm 41 vụ cháy kỷ lục vào năm 2021.

Trong số đó có vụ cháy kinh hoàng năm 2018 xé toạc thị trấn Paradise ở chân núi Sierra Nevada, khiến 85 người thiệt mạng.

Một vụ hỏa hoạn khác do PG&E gây ra vào năm ngoái đã thiêu rụi gần 390.000 ha rừng, hơn 1.300 tòa nhà và phần lớn thị trấn Greenville của vùng núi Sierra Nevada.

Thời điểm hiện tại, ngay khi dự báo thời tiết cảnh báo về gió bão và khô hạn, các công ty tiện ích tại California sẽ lập tức cắt điện hàng trăm nghìn khách hàng, có khi kéo dài nhiều ngày để giảm nguy cơ cháy nổ.

Ngoài việc đóng cửa tạm dừng các cơ sở kinh doanh và khiến thực phẩm hư hỏng trong tủ lạnh, việc mất điện có thể đe dọa tính mạng của những người bệnh sống gắn liền với các thiết bị y tế yêu cầu sử dụng điện.

Người dân sinh hoạt khi không có điện hoặc không có nước sau cơn bão Ida. Ảnh: AP.
Người dân sinh hoạt khi không có điện hoặc không có nước sau cơn bão Ida. Ảnh: AP.

Một cuộc đánh giá về hồ sơ tiện ích với các cơ quan quản lý của California cho thấy, đã có gần 160.000 trường hợp ngắt điện đối với khách hàng có nhu cầu y tế từ năm 2017 đến năm 2021. PG&E chịu trách nhiệm cho hơn 80% trong số đó.

Phó Chủ tịch PG&E Sumeet Singh khẳng định: “Chúng tôi biết đã có sự đánh đổi giữa sự an toàn và độ tin cậy”.

Đồng thời nêu rõ, việc đóng cửa là biện pháp cuối cùng để đề phòng hỏa hoạn và công ty đã giảm số lượng người bị ảnh hưởng thông qua dự báo tốt hơn về thời tiết nguy hiểm và số lần tắt máy cục bộ.

Khói từ đám cháy rừng Saddle Ridge bay lơ lửng trên các đường dây điện khi mặt trời mọc ở Newhall, bang California. Ảnh: AP.
Khói từ đám cháy rừng Saddle Ridge bay lơ lửng trên các đường dây điện khi mặt trời mọc ở Newhall, bang California. Ảnh: AP.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bão phá hủy mạng lưới điện già cỗi tại Mỹ khi thảm họa khí hậu lan rộng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO